Thạc Sĩ Khả năng và những giải pháp tổng thể để kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của việt nam đạt và vượt 50 t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Khả năng và những giải pháp tổng thể để kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của việt nam đạt và vượt 50 tỷ USD vào năm 2010



    Mở đầu
    Xuất khẩu (XK) là một trong những hoạt động kinh tế trọng yếu của bất
    kỳ quốc gia nào dù là phát triển hay đang phát triển. Việc thực hiện XK hay phát
    triển xuất khẩu sẽ tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm
    mới và góp phần cải thiện thu nhập cho người lao động. Mặt khác, phát triển xuất
    khẩu sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ lớn hơn để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho mua sắm
    máy móc thiết bị, nhập khẩu các sản phẩm trung gian phục vụ yêu cầu phát triển
    kinh tế- xã hội của một quốc gia, đồng thời là nguồn để trả nợ nước ngoài, giúp
    cân bằng và lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế, ổn định tình hình kinh tế, tạo
    môi trường thuận lợi cho phát triển .
    Nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động XK đối với sự
    nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước trong giai đoạn
    hiện nay khi nước ta thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị
    trường và chủ động hội nhập kinh tế với thế giới và khu vực, Đảng và Nhà
    nước đã chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu làm động lực thúc đẩy phát
    triển kinh tế - xã hội nước nhà. Chủ trương này đã được khẳng định trong
    Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết 01 NQ/TW của
    Bộ Chính trị và một lần nữa được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đảng
    toàn quốc lần thứ IX, nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển
    kinh tế - xã hội đến năm 2010 và mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một
    nước công nghiệp vào năm 2020.
    Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2001 -
    2010 được Chính phủ phê duyệt vào tháng 10 năm 2000 là sự cụ thể hoá chủ
    trương đường lối đẩy mạnh xuất khẩu của Đảng và Nhà nước, đặt ra những
    mục tiêu cơ bản cho xuất khẩu hàng hoá, phương hướng và các giải pháp để
    đạt mục tiêu xuất khẩu hàng hoá 50 tỉ USD vào năm 2010.
    Từ 2001 đến nay, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đã đạt được những
    thành tựu to lớn: tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 26,5 tỉ USD năm
    2004, năm 2005 đạt 32,2 tỉ USD, đưa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân
    hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 lên 17,6%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (16%)
    và gấp hơn hai lần tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cùng kỳ
    (+7,5%), trở thành động lực thực sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều
    kiện thị trường nội địa nước ta sức mua còn hạn chế.
    Cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường xuất khẩu được chuyển dịch theo
    hướng tích cực và đa dạng hoá. Lĩnh vực xuất khẩu ngày càng có sự tham gia
    của đông đảo các thành phần kinh tế. Cải cách cơ chế xuất khẩu của nước ta
    cũng có những thành tích nổi bật như cải cách hệ thống quản lý xuất nhập
    khẩu; Hệ thống lập kế hoạch xuất khẩu trực tiếp mang tính cứng nhắc dần
    được thay thế bằng những hoạt động phi tập trung hoá và theo cơ chế thị
    trường; Mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu; tháo dỡ hạn ngạch xuất khẩu,
    cải cách ngoại hối; hỗ trợ cho xuất khẩu nông sản .
    Tuy đạt được những thành tựu đầy ấn tượng, nhưng xuất khẩu của nước
    ta thời gian 2001 đến nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém. Trước
    hết, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá tương đối nhanh thời gian qua
    nhưng chưa vững chắc. Thứ hai, việc chuyển biến về cơ cấu hàng hoá xuất
    khẩu diễn ra còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng hoá và phát triển
    sản phẩm mới cho xuất khẩu: hàng thô, hàng nguyên liệu sơ chế (những mặt
    hàng dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên như gạo, cà phê, cao su, điều,
    thuỷ sản, dầu mỏ, than đá .) vẫn tiếp tục là những mặt hàng xuất khẩu chủ
    lực và chiếm tỉ trọng cao trong cán cân xuất khẩu. Hàng chế biến, chế tạo và
    hàng có giá trị gia tăng cao (kể cả dệt may, giày dép, linh kiện điện tử và vi
    tính, xe đạp và phụ tùng) vẫn chiếm tỉ trọng khiêm tốn (43% năm 2003, so
    với các nước Đông Nam á là khoảng 70-80%), lại phụ thuộc khá nhiều vào
    nguyên liệu nước ngoài, xuất khẩu dưới dạng làm hàng gia công và gián tiếp
    qua trung gian nước ngoài còn lớn. Tình trạng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
    hiện nay khiến cho xuất khẩu hàng hoá của nước ta rất dễ bị tổn thương bởi
    những biến động của thị trường nước ngoài và hiệu quả hoạt động xuất khẩu
    không cao. Thứ ba, là sự yếu kém trong cơ cấu thị trường xuất khẩu. Tuy rằng
    thời gian qua, xuất khẩu của chúng ta đã đột phá thành công vào được thị
    trường Hoa Kỳ nhưng nhìn chung, năng lực thâm nhập và chiếm lĩnh thị
    trường thế giới và khu vực của ta còn rất yếu. Vì vây, hàng xuất khẩu của ta
    luôn có nguy cơ khó giữ vững và mở rộng được thị phần ở thị trường nước
    ngoài, nhất là ở các thị trường nhập khẩu chủ yếu của chúng ta như EU, Nhật
    Bản, Trung Quốc . Nhiều thị trường giàu tiềm năng mà chúng ta hầu như
    chưa thâm nhập như thị trường các nước Tây á và châu Phi, thị trường Mỹ
    Latinh, nhiều thị trường mà mức nhập siêu của ta còn quá lớn như Hàn Quốc,
    Ôxtrâylia, Trung Quốc Yếu kém trong đa dạng hoá mặt hàng và thị trường
    xuất khẩu một mặt phản ánh năng lực cạnh tranh yếu của hàng hoá xuất khẩu
    và của doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia hội nhập kinh tế với thế
    giới và khu vực và là nguyên nhân làm cho xuất khẩu của chúng ta chưa phát
    triển nhanh và bền vững. Nhưng mặt khác, chúng ta lại có thể xem đây là
    những tiềm năng có thể khai thác để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian còn
    lại của chiến lược xuất khẩu tới năm 2010. Thứ tư, xuất khẩu của nước ta thời
    gian qua tuy đã huy động được sự tham gia của các khu vực kinh tế khác
    nhau, nhưng đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là
    các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nội lực các doanh nghiệp còn rất thấp kém, sức
    cạnh tranh xuất khẩu kém, vốn ít, chậm đổi mới phương thức quản lý, công
    nghệ. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chưa có chiến lược kinh doanh phát triển
    xuất khẩu dài hạn, chưa đầu tư nghiên cứu thị trường, tình trạng tài chính
    doanh nghiệp rất bấp bênh, thiếu sự an toàn và vững chắc . Hiệu quả xuất
    khẩu của các doanh nghiệp còn thấp, tăng trưởng không bền vững, việc tăng
    khối lượng và mở rộng chủng loại mặt hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế
    gặp rất nhiều khó khăn . Thứ năm, là những bất cập trong cơ chế chính sách
    xuất khẩu: việc chuyển đổi chính sách chậm, hiệu lực thực thi của các chính
    sách còn hạn chế; còn duy trì chính sách bảo hộ thị trường nội địa ở mức cao
    gây khó khăn thêm cho xuất khẩu; còn duy trì nhiều lợi thế cho doanh nghiệp
    nhà nước; môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh chưa hoàn thiện;
    chưa bình đẳng trong hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu, thủ tục hành chính còn
    phiền hà. Thứ sáu là những yếu kém về kết cấu hạ tầng và dịch vụ xuất khẩu
    mà đặc biệt là sự thiếu thốn và kém phát triển của cơ sở hạ tầng thông tin và
    thương mại điện tử, giao thông vận tải, các sàn giao dịch, mặt bằng trưng bày
    giới thiệu hàng hoá, các dịch vụ tư vấn pháp lý, tài chính, ngân hàng, bảo
    hiểm, giao nhận . Cuối cùng và quan trọng nhất là những hạn chế và bất cập
    về nguồn nhân lực xuất khẩu. Điểm mấu chốt ở đây là chúng ta chưa có được
    một nền văn hoá xuất khẩu quốc gia trong đó cả các nhà quản lý, các doanh
    nhân và toàn xã hội Việt Nam có cách nghĩ, cách làm, nhận thức, tư duy và
    hành vi ứng xử trong xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu của một nền xuất khẩu
    mang tính cạnh tranh và đạt hiệu quả cao .
    Ngoài ra, phải kể tới các tác động khách quan từ môi trường kinh
    doanh quốc tế, trong đó tình hình kinh tế của các nền kinh tế lớn nhất thế giới
    (Mỹ, EU, Nhật Bản) trì trệ, tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn kể từ
    sự kiện khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ và các cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ
    và liên quân thực hiện ở Apganistan, ở I-rắc cũng như sự bùng phát của dịch
    viêm đường hô hấp cấp (SARS) và dịch cúm gia cầm trên thế giới tất cả
    những yếu tố này đều gây tác động ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu hàng hoá của
    nước ta.
    Những tồn tại và hạn chế trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt
    Nam thời gian qua làm cho nhiệm vụ xuất khẩu hàng hoá thời gian tới càng
    thêm khó khăn và phức tạp dù khả năng đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 50
    tỉ USD vào năm 2010 là rất hiện thực.
    Trước những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và yêu
    cầu hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực tới năm 2010 mà cụ
    thể là yêu cầu tăng trưởng GDP phải đạt tốc độ ít nhất là 7,5%/năm giai đoạn
    2001-2010 (mục tiêu năm 2005 là tăng trưởng GDP đạt 8,5% và tăng trưởng
    xuất khẩu là 16%), để đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hoá từ 50 tỉ USD trở lên
    vào năm 2010, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá trung bình thời kỳ 2005
    - 2010 phải đạt ít nhất là 14% (số liệu gốc là thực hiện xuất khẩu 26,5 tỉ USD
    năm 2004); cơ cấu hàng hoá xuất khẩu phải có sự chuyển biến về chất, trong
    đó phải nỗ lực gia tăng xuất khẩu các mặt hàng mới và mặt hàng có giá trị gia
    tăng cao; cơ cấu thị trường xuất khẩu đòi hỏi phải được đa dạng hoá sâu rộng
    hơn nữa để hàng hoá của Việt Nam có thể thâm nhập và chiếm lĩnh được thị
    phần xuất khẩu lớn hơn; Ngoài ra, hệ thống luật pháp, các cơ chế, chính sách
    phát triển xuất khẩu của Nhà nước phải được đổi mới và hoàn thiện theo
    hướng hội nhập, khuyến khích xuất khẩu ở mức cao nhất và quan trọng hơn đó
    là việc đảm bảo hiệu lực thực thi của các cơ chế, chính sách này trên thực tế
    Tất cả những vấn đề này đều đang hết sức bức xúc.
    Thời gian vừa qua, tuy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và
    ngoài nước về lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, nhưng để giải
    quyết một cách cơ bản và triệt để những vấn đề bức xúc nêu trên cần nghiên
    cứu hệ thống và trực tiếp về khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu hàng hoá 50 tỉ
    USD vào năm 2010 và đề xuất các giải pháp tổng thể cho việc thực hiện vượt
    mức mục tiêu này trong khuôn khổ đề tài “Khả năng và những giải pháp
    tổng thể để kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt và vượt 50 tỉ
    USD vào năm 2010”.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    - Phân tích rõ thực trạng xuất khẩu hàng hoá và các yếu tố tác động tới
    xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam thời gian từ năm 2001 đến nay.
    - Phân tích và luận giải rõ về khả năng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt
    và vượt 50 tỉ USD vào năm 2010.
    - Đề xuất các giải pháp tổng thể để kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt và
    vượt 50 tỉ USD vào năm 2010.
    Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những yếu tố tác động tới xuất khẩu
    hàng hoá: khả năng sản xuất và cung ứng cho xuất khẩu, nhu cầu tiêu thụ của
    thị trường nước ngoài đối với hàng xuất khẩu, chính sách vĩ mô của Chính
    quyền trung ương và/hoặc chính quyền địa phương, kết cấu hạ tầng xuất khẩu,
    dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
    Trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ với thời gian
    thực hiện 12 tháng, phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn về nội dung
    nghiên cứu: các yếu tố tác động tới xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam và đề
    xuất các giải pháp tổng thể cho việc thực hiện mục tiêu xuất khẩu hàng hoá
    vượt mức 50 tỉ USD của Việt Nam vào năm 2010; Về không gian: Những thị
    trường nhập khẩu hàng hoá chủ yếu của Việt Nam, những thị trường tiềm
    năng nhập khẩu và các thị trường Viêt Nam đang nhập siêu lớn gồm: Thị
    trường Hoa Kỳ, EU (mở rộng), Nhật Bản, Trung Quốc, các nước ASEAN, úc,
    Hàn Quốc, CHLB Nga , các thị trường Tây á và châu Phi, thị trường Mỹ La
    tinh; Về mặt hàng: Lựa chọn các nhóm/mặt hàng xuất khẩu chủ yếu và
    nhóm/mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu lớn sau: Nhóm hàng nông
    sản (gạo, cà phê, gia vị, hạt điều, rau quả, cao su); thuỷ sản (tôm, cá và mực),
    dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, xe đạp, một số mặt hàng phục vụ
    du lịch, linh kiện điện tử và vi tính và nhóm mặt hàng khác; Về thời gian
    nghiên cứu: từ khi bắt đầu thực hiện chiến lược xuất khẩu hàng hoá (năm
    2001) đến nay và đề xuất giải pháp cho việc đạt và vượt kim ngạch xuất khẩu
    hàng hoá 50 tỉ USD vào năm 2010.
    Phương pháp nghiên cứu:
    - áp dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế như duy vật biện chứng,
    duy vật lịch sử, phân tích thống kê kinh tế, so sánh và tổng hợp.
    - ứng dụng một số mô hình toán kinh tế trong dự báo.
    - Khảo sát thực tế về xuất khẩu hàng hoá ở một số doanh nghiệp và tổ
    chức tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
    - Tổ chức hội thảo khoa học, lấy ý kiến chuyên gia.
    - Kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học liên quan.
    Kết cấu đề tài:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được kết cấu làm ba
    chương:

    Chương 1: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam thời gian từ năm 2001 đến nay

    Chương 2: Khả năng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt và vượt 50 tỉ USD vào năm 2010

    Chương 3: Phương hướng và những giải pháp tổng thể để kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt và vượt 50 tỉ USD vào năm 2010
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...