Tiểu Luận Khả năng ứng dụng thực tế của phần mềm VisualNastran Desktop trong việc mô phỏng chuyển động của các

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU:

    Đối với những người thiết kế trong các lĩnh vực thiết bị công nghiệp,

    Thiết bị cho xây dựng, Thể thao hay giải trí, Thiết bị y tế, Chi tiết động cơ

    máy,Sản phẩm tiêu dùng thì có lẻ quan tâm hàng đầu của họ là muốn biết sản

    phẩm của mình vận hành như thế nào trong điều kiện thực tế. Như vậy nhu

    cầu về một phần mềm có thể mô phỏng thật nhất hoạt động của các thiết bị cơ

    khí là một nhu cầu có thực, có khá nhiều phần mềm có khả năng thực hiện

    các chức năng mô phỏng, tuy nhiên đáng quan tâm hơn cả là phần mềm

    VISUALNASTRAN DESKTOP của hãng MSC.Working Knowledge. Một

    phần mềm kết hợp kỹ thuật sáng tạo, quan sát và mô phỏng trên môi trường

    CAD. VisualNastran Desktop kết hợp mô phỏng chuyển động tiên tiên tiến và

    kỹ thuật phân tích phần tử hữu hạn tinh vi nhưng lại rất dễ dàng sử dụng.

    VisualNastran Desktop bao gồm 5 modul: visualNastran View, visualNastran

    Studio, visualNastran Motion, visualNastran Desktop FEA và visualNastran 4D

    (hay VisualNastran Desktop-vN4D, WorkkingModel3D).

    KHẢ NĂNG KẾT HỢP VÀ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN:

    * vN4D kết hợp hoàn toàn giao diện tổng hợp với phiên bản mới nhất

    của Autodesk InventorTM và Mechanical Desktop®. Với vN4D, người sử

    dụng có thể tối ưu những thanh công cụ và lệnh của vN4D để thực hiện những

    chức năng như trong hệ thống CAD. Kĩ thuật Automatic Constraint

    MappingTM (ACM) chuyển đổi những chi tiết, bản vẽ lắp và thông tin ràng

    buộc lắp ráp trong CAD

    Hình dáng từ mỗi hệ thống CAD ảo có thể được truy cập sử dụng những tiêu chuẩn: ACIS (SAT), Parasolid (x_t), STEP (AP203), IGES, STL. Hình dáng

    chuyển từ CAD sang vN4D hoàn chỉnh và sau đó phủ lưới tính ứng suất giữa

    các chi tiết.

    Như vậy có thể thấy ta có hai khả năng kết hợp trong vN4D, cách thứ

    nhất là sử dụng các file mô hình 3D chuẩn, cách này có thể tiến hành đối với

    tất cả các phần mềm thiết kế 3D tuy nhiên lại có nhược điểm là sẽ khó khăn

    khi tiến hành lắp đặt các khớp( sẽ được trình bày ở phần sau) và cách thứ hai

    ứng dụng cho các phần mềm Pro-E, Solid Edge, SolidWork và Mechanical

    Desktop là hình thức liên kết trực tuyến, các ví dụ ứng dụng trong báo cáo này

    đều sử dụng cách này.

    Một khả năng to lớn khác của vN4D la kết hợp với trình Simulink, Phần

    mềm phổ biến Simulink từ hãng MathWorks, nhà chế tạo MATLAB®, tích

    hợp dễ dàng với vN4D. Một phần được tạo trước (vNPlant) có thể được thêm

    vào Simulink để đại diện cho hệ thống cơ khí trong vN4D, cho phép mô

    phỏng hệ thống lớn,gồm cả thuỷ lực, điện tử và điều khiển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...