Luận Văn Khả năng sử dụng cám gạo lên men làm thức ăn cho Artemia

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC--------------------------------------------------------------------------------- iii
    DANH SÁCH BẢNG -------------------------------------------------------------------- v
    DANH SÁCH HÌNH -------------------------------------------------------------------- vi
    Phần 1: GIỚI THIỆU ------------------------------------------------------------------ 1
    Phần 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ---------------------------------------------------- 3
    A. Artemia là gì?--------------------------------------------------------------------------- 3
    2.1. Đặc điểm phân loại -------------------------------------------------------------- 3
    2.2. Đặc điểm phân bố---------------------------------------------------------------- 3
    2.3. Đặc điểm môi trường sống------------------------------------------------------ 4
    2.4. Hình thái vòng đời của Artemia------------------------------------------------ 5
    2.4.1. Đặc điểm về hình thái----------------------------------------------------- 5
    2.4.2. Vòng đời của Artemia----------------------------------------------------- 6
    2.5. Đặc điểm môi trường sống và dinh dưỡng ----------------------------------- 8
    2.6. Đặc điểm sinh sản Artemia ----------------------------------------------------- 9
    2.7. Quá trình di nhập----------------------------------------------------------------10
    2.8. Tình hình sản xuất và sử dụng Artemia trên thế giới và Việt Nam ------10
    2.8.1. Thế giới --------------------------------------------------------------------10
    2.8.2. Việt Nam-------------------------------------------------------------------11
    B. Sơ lược về nấm men (Saccharomyces ceverisiae) ------------------------------11
    2.9. Phân loại--------------------------------------------------------------------------11
    2.10. Giá trị dinh dưỡng của nấm men --------------------------------------------12
    2.11. Làm giàu thêm đạm cho thực phẩm tinh bột và thức ăn gia súc --------13
    2.12. Cám gạo-------------------------------------------------------------------------13
    Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU---------------------15
    A. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU --------------------------------------------------------15
    3.1. Dụng cụ, vật tư và hoá chất----------------------------------------------------15
    3.2. Nguồn trứng giống Artemia ---------------------------------------------------15
    3.3. Nguồn nước----------------------------------------------------------------------15
    3.4. Thức ăn---------------------------------------------------------------------------15
    3.5 Thời gian và địa điểm -----------------------------------------------------------15
    B. PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -------------------------------------------------16
    3.6. Phương pháp bố trí thí nghiệm------------------------------------------------16
    3.6.1. Thí nghiệm 1: Xác định hàm lượng (HL) men và đường
    thích hợp để ủ cám gạo----------------------------------------------------------16
    3.6.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của cám gao ủ men ên sinh
    trưởng và phát triển của quần thể Artemia------------------------------------17
    3.7. Phương pháp làm thức ăn và cách cho ăn -----------------------------------18
    3.8. Chế độ chăm sóc ----------------------------------------------------------------19
    3.9. Phương pháp thu thập số liệu--------------------------------------------------20
    3.9.1. Các yếu tố môi trường ---------------------------------------------------20
    iii




    3.9.2. Các chỉ tiêu khác----------------------------------------------------------20
    3.10. Thử nghiệm nuôi sinh khối Artemia----------------------------------------21
    3.11. Phương pháp phân tích số liệu ----------------------------------------------21
    Phần 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ---------------------------------------------------22
    4.1. Thí nghiệm 1: Xác định hàm lượng (HL) men và đường thích
    hợp để ủ cám gạo--------------------------------------------------------------------22
    4.1.2. Độ nở thức ăn-------------------------------------------------------------22
    4.1.2. Hiệu quả sử dụng---------------------------------------------------------23
    4.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các loại cám ủ lên tỉ lệ sống
    của Artemia---------------------------------------------------------------------------24
    4.2.1. Điều kiện môi trường----------------------------------------------------24
    4.2.2. Ảnh hưởng của các loại cám ủ lên tỉ lệ sống của Artemia ---------26
    4.2.3. Chiều dài (mm) -----------------------------------------------------------27
    4.2.4. Mật độ và thành phần quần thể-----------------------------------------28
    4.2.5. Năng suất sinh khối ------------------------------------------------------33
    4.2.6. Sức sinh sản---------------------------------------------------------------34
    4.2.7. Phương thức sinh sản----------------------------------------------------35
    4.3 Thử nghiệm nuôi sinh khối Artemia ----------------------------------------36
    Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT -------------------------------------------------37
    5.1. KẾT LUẬN----------------------------------------------------------------------37
    5.2. ĐỀ XUẤT------------------------------------------------------------------------37
    TÀI LIỆU THAM KHẢO-------------------------------------------------------------38
    PHỤC LỤC ------------------------------------------------------------------------------40

    Phần 1
    GIỚI THIỆU
    Trong số những nguồn thức ăn tươi sống được sử dụng trong ngành nuôi trồng
    thủy sản thì ấu trùng Artemia được sử dụng rất rộng rãi do những thuận tiện và giá
    trị mà chúng mang lại. Không có gì ngạc nhiên khi khả năng đẻ trứng hay còn gọi
    là bào nang (cyst) làm cho Artemia trở thành nguồn thức ăn tiện lợi và dồi dào
    cho ấu trùng cá (Dhont, 1993). Sau khi thu hoạch và xử lý, trứng ở trạng thái tiềm
    sinh có thể được trữ trong nhiều năm và đem ra sử dụng như là “nguồn thức ăn
    tươi sống luôn có sẵn”. Sự thuận tiện và đơn giản của việc ấp làm cho Artemia trở
    thành nguồn thức ăn tươi sống thuận tiện nhất trong ngành chăn nuôi thủy sản (Ts
    Frank Marini - nguồn www.advancedaquarist.com). Ngoài ra, Artemia là loại thức
    ăn giàu dinh dưỡng và giàu lượng acid béo không bão hòa (HUFA).
    Trong thực tế thức ăn tươi sống có nguồn gốc động vật là loại thức ăn cung cấp
    nhiều năng lượng vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu góp phần nâng cao
    tỷ lệ sống của các đối tượng thuỷ sản mà thức ăn chế biến không thể đáp ứng tốt.
    Artemia có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, 40-70% protein, 10-30% lipid, nhiều
    acid béo và các acid amin cần thiết (Leger et., 1985). Ngoài ra, Artemia còn có ưu
    thế là ít gây ô nhiễm môi trường nước nuôi so với việc sử dụng các loại thức ăn
    nhân tạo. Hơn nữa, quá trình phát triển của Artemia từ giai đoạn nauplii đến giai
    đoạn trưởng thành có các kích cỡ khác nhau có thể làm thức ăn thích hợp cho từng
    giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm cá, như Sorgeloos và et al. (1982) đã nhận
    định: “Artemia là loại thức ăn thích hợp cho nhiều loại cá nước lợ vì giá trị dinh
    dưỡng cao và dễ sử dụng”. Ngoài dạng sinh khối có thể sử dụng làm thức ăn tươi
    sống trực tiếp cho tôm cá, trứng bào xác của Artemia (Cyst) có thể dự trữ được
    nhiều năm ở dạng sấy khô để đáp ứng nhu cầu cho các thị trường trong và ngoài
    nước với giá khá cao.
    Artemia là loại sinh vật có khả năng chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt của
    môi trường (như nhiệt độ, độ mặn, oxy ), chúng có tập tính sống trôi nổi. Và ăn
    lọc không chọn lựa (Reeve, 1963), và có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau
    (Sorgcloos et al., 1986). Ở giai đoạn ấu trùng chúng có thể sử dụng thức ăn có
    kích cỡ 25-30µm và tăng lên 40-50µm khi đạt đến kích cỡ tưởng thành
    (Dobbeleir et al., 1980).
    1




    Thức ăn của Artemia mặc dù tốt nhất là tảo tươi, tuy nhiên với thực tế đồng ruộng
    thì loại thức ăn này không thể cung cấp đủ lượng để đảm bảo cho sinh trưởng và
    sinh sản của quần thể Artemia nhất là vào những ngày mưa bão hoặc không có
    nắng. Trong thực tiễn nông dân sử dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp chủ yếu là
    cám gạo để làm thức ăn cho Artemia, tuy nhiên theo Nguyễn Văn Hòa và ctv.
    (2007) thì hiệu quả sử dụng chỉ khoảng 20%. Để tăng hiệu quả sử dụng, ủ cám với
    men là một phương pháp trong chăn nuôi gia súc đã được sử dụng nhiều nhưng
    đối với thủy sản vẫn còn rất ít tài liệu được công bố.
    Để tìm hiểu hiệu quả sử dụng cám gạo ủ men làm thức ăn cho Artemia nhằm
    hướng tới việc bổ sung một nguồn thức ăn có hiệu quả cả về kinh tế lẫn sử dụng,
    đề tài “Khả năng sử dụng cám gạo lên men làm thức ăn cho Artemia” được
    thực hiện với mong muốn sẽ có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của
    nghề nuôi Artemia.
    Mục tiêu nghiên cứu
    Nghiên cứu ảnh hưởng của cám gạo ủ men (Saccharomyces cerevisiae) và hiệu
    quả sử dụng của nó khi làm thức ăn cho Artemia và thấy được tác dụng của việc
    thêm đường trong quá trình ủ cám nhằm kích thích sự phát triển của vi khuẩn, từ
    đó đưa ra một công thức ủ cám với hàm lượng men và lượng đường thích hợp
    nhằm tăng khả năng sử dụng đối với Artemia.
    Nội dung nghiên cứu
    o Xác định hàm lượng men (Saccharomyces cerevisiae) và đường tốt nhất để
    ủ cám làm thức ăn cho Artemia.
    o Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, tỷ lệ sống, sự phát triển của quần thể,
    sức sinh sản và lượng sinh khối thu của Artemia khi sử dụng cám gạo ủ
    men với các hàm lượng khác nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...