Báo Cáo Khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa lily nhập nội trồng trong vụ đông tại thành

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Cây hoa lily với các giống Cobra, Sorbonne, Yelloween khi trồng trong vụ Đông năm 2011 tại phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã cho năng suất và phẩm chất tốt. Trong điều kiện nhiệt độ trung bình/tháng từ 21,2[SUP]0[/SUP]C đến 23,5[SUP]0[/SUP]C và độ ẩm trung bình/tháng từ 86% đến 92%; thời gian tồn tại của hoa bị rút ngắn hơn so với khi trồng ở vùng có khí hậu lạnh. Giống Sorbonne có triển vọng tốt về khả năng sinh trưởng, số lượng hoa cũng như chất lượng hoa.

    1. Đặt vấn đề

    Lily là loại hoa cao cấp với vẻ đẹp quyến rũ, hương thơm thanh khiết và độ bền cao, không chỉ để trang trí trong các dịp lễ, tết mà còn được sử dụng điều chế nước hoa, mỹ phẩm nên hiện nay được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì giá thành cao nên việc trồng hoa lily đang thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, ngành trồng hoa lily ngày càng phát triển. Ở nước ta, nhiều nhà khoa học đã nhập nội và khảo nghiệm một số giống lily và thu được nhiều kết quả khả quan (Trần Duy Quý-2004; Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc, 2004; Nguyễn Văn Tỉnh, 2007 ) [6].
    Đà Nẵng là thành phố với sự phát triển đô thị ngày càng cao, nhu cầu tiếp cận và hưởng thụ cuộc sống tinh thần của người dân cũng tăng lên; trong đó việc thưởng ngoạn các loại hoa đẹp cũng đang được quan tâm chú ý. Theo cơ cấu chuyển dịch kinh tế của Đà Nẵng sau năm 2010, hướng phát triển trồng hoa, cây cảnh là xu hướng mang lại lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Chính vì vậy việc đa dạng hóa sản phẩm hoa cảnh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường là vấn đề cấp bách.
    Thực tế trong nhiều năm qua tại thành phố Đà Nẵng người dân đã biết du nhập và chọn lọc được một số giống hoa lily có giá trị, song do mang tính chất tự phát nên cây sinh trưởng kém, ít chủng loại, năng suất hoa và hiệu quả kinh tế không cao, chưa thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nhập khẩu từ Đà Lạt.
    Nhằm đề xuất các biện pháp thiết thực để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại thành phố Đà Nẵng, mở rộng nguồn giống và phát triển mô hình trồng hoa phù hợp với điều kiện khí hậu, nông hóa thổ nhưỡng tại thành phố Đà Nẵng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa lily trồng trong vụ Đông năm 2011 tại thành phố Đà Nẵng
    2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là 3 giống lily nhập nội (có nguồn gốc từ Hà Lan): Cobra, Sorbonne, Yelloween, kích thước củ 16-18 cm, sạch bệnh, chiều dài mầm khoảng 3cm.
    Thí nghiệm được trồng trên đất vườn tại phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trong thời gian từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 2 năm 2012.
    Số liệu về thời tiết trong thời gian trồng tại địa điểm thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.1:
    Bảng 2.1: Số liệu về thời tiết vụ Đông tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
    (nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn thành phố Đà Nẵng)
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Chỉ tiêu theo dõi[/TD]
    [TD]Tháng 11/2011[/TD]
    [TD]Tháng 12/2011[/TD]
    [TD]Tháng 01/2012[/TD]
    [TD]Tháng 02/1012[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nhiệt độ TB ([SUP]0[/SUP]C)[/TD]
    [TD]23,5[/TD]
    [TD]22,9[/TD]
    [TD]21,2[/TD]
    [TD]23,5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Ẩm độ TB (%)[/TD]
    [TD]88[/TD]
    [TD]89[/TD]
    [TD]92[/TD]
    [TD]86[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Cây hoa lily được trồng trong chậu xi măng có đường kính 20cm, mỗi chậu trồng một củ giống trong nền giá thể 1/3 đất + 1/3 mùn xơ dừa + 1/3 phân chuồng đã ủ hoai. Thí nghiệm được chia thành 9 ô, diện tích mỗi ô là 2 m[SUP]2[/SUP] với 15 chậu/1 ô; mỗi công thức bố trí 3 lần nhắc lại với sự phân bố ngẫu nhiên, đảm bảo chế độ chăm sóc đồng đều.
    Quy trình trồng và chăm sóc theo Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2004) và Triệu Thường Vân (2005) [4].
    Các chỉ tiêu theo dõi gồm có: tỷ lệ ra hoa, tỷ lệ cây hữu hiệu, chiều cao cây, đường kính thân, số lá/cây, thời gian nở hoa, số nụ hoa/cây, tỷ lệ nở, chất lượng hoa (chiều dài trục hoa, đường kính nụ, chiều cao nụ, độ bền của hoa ). Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học.
    3. Kết quả nghiên cứu
    3.1. Khả năng sinh trưởng của các giống hoa lily trồng ở vụ Đông năm 2011 tại thành phố Đà Nẵng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...