Thạc Sĩ Khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Hi*** White và gà mái Ai cập

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Hi*** White và gà mái Ai cập
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, tài liệu thì bình thường

    Mục lục
    Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt v
    Danh mục các bảng vi
    Danh mục các hình vii
    1. Mở đầu 1
    1.1 Đặt vấn đề 1
    1.2 Mục tiêu của đề tài 2
    1.3 ýnghĩa khoa học và thực tiễn 2
    2. Tổng quan tài liệu 4
    2.1 Cơ sở di truyền một số tính trạng ở gà 4
    2.2 Cở sở khoa học của việc lai tạo 13
    2.3 Cơ sở khoa học của ưu thế lai 17
    2.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 27
    3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 33
    3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 33
    3.2 Nội dung nghiên cứu 33
    3.3 Phương pháp nghiên cứu 33
    4. Kết quả và thảo luận 41
    4.1. Đặc điểm ngoại hình 41
    4.2. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm từ 0-19tuần tuổi 45
    4.3. Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm 49
    4.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTA) 53
    4.5. Tuổi thành thục sinh dục 55
    4.6. Khối lượng trứng 57
    4.7. Khối lượng gà thí nghiệm trong giai đoạn sinhsản 58
    4.8. Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm 61
    4.9. Năng suất trứng của đàn gà thí nghiệm 65
    4.10. Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTA) 68
    4.11. Tỷ lệ hao hụt của đàn gà thí nghiệm giai đoạnđẻ trứng 71
    4.12. Khảo sát chất lượng trứng 73
    4.13. Kết quả ấp nở trứng gà thí nghiệm sinh sản 75
    4.14. Kết quả nuôi gà mái lai trong sản xuất. 77
    5. Kết luận và đề nghị 81
    5.1. Kết luận 81
    5.2. Đề nghị 82
    Tài liệu tham khảo 83


    1. Mở đầu
    1.1 Đặt vấn đề
    Sau 20 năm đổi mới, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói
    riêng có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. Năm 1990 tổng đàn gà trên
    toàn quốc là 80,18 triệu con đến năm 1997 đ9 là 120,6 triệu con, năm 1999 đ9
    tăng lên 135,76 triệu con và đến năm 2001 tổng đàn gia cầm đ9 tăng lên 215,8
    triệu con, trong đó gà công nghiệp chỉ chiếm 20% sốcòn lại chủ yếu là các
    giống gà nội. Chúng ta đang phấn đấu đến năm 2010 đạt 360 triệu con (Niên
    giám thống kê, 2002) [32]. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sản lượng thịt
    gia cầm đạt 880 ngàn tấn, 7,2 tỷ quả trứng và đến năm 2015 sản lượng thịt gia
    cầm đạt 1.326 nghìn tấn và 13,8 tỷ quả trứng thì cần phải đổi mới và phát triển
    chăn nuôi gia cầm theo hướng quy mô trang trại hoặcchăn nuôi công nghiệp.
    Nhằm đạt được mục tiêu trên, trong những năm gần đây nhiều giống gà
    chuyên trứng nổi tiếng được nhập vào nước ta như LodMann LSL, Bab CocK
    B300, Hi*** Brown, Goldline, Brownick, Isa Brown, Hyline. Tuy nhiên giải
    pháp này không chủ động, cần tổ chức triển khai nghiên cứu chọn lọc nâng
    cao năng suất và chất lượng của các giống gia cầm hiện có trong nước và phát
    huy ưu thế của các giống gia cầm nhập nội. Từ nhữngnguồn nguyên liệu này
    sẽ tạo ra các tổ hợp lai có năng suất chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển
    chăn nuôi hiện tại cũng như thời gian tới.
    Gà Ai cập, là giống gà hướng trứng phù hợp với nhiều phương thức chăn
    nuôi khác nhau. Được nhập vào nước ta tháng 4 năm 1997, năng suất trứng đạt
    200 – 220 quả/mái/năm, giá trứng luôn cao hơn giá trứng gà công nghiệp 1,2-1,5 lần. Tỷ lệ lòng đỏ cao (31-32%) trứng thơm ngonđược người tiêu dùng ưa
    chuộng. Tuy nhiên năng suất trứng còn chưa cao 146,18-175,36 quả/mái/61
    tuần tuổi (Phùng Đức Tiến, 2001) [47]. Gà Ai Cập cósức chống bệnh tốt, tỷ lệ
    nuôi sống từ 97 – 98%, có khả năng thích nghi ở cácvùng sinh thái khác nhau.
    Gà Hi*** White được nhập vào nước ta tháng 5 năm 2007 trong khuôn
    khổ của hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Viện Chăn nuôi với Tiểu dự án II,
    đây là giống gà hướng trứng, có màu lông trắng, màođơn to, thân mình thanh
    tú, nhanh nhẹn, chân cao, da chân màu vàng. Kết quảnghiên cứu của đề tài
    trọng điểm cấp Bộ: ‘‘Nghiên cứu chọn lọc và nhân thuần 3 giống gà nhậpnội
    HW, Rid và Pgi’’ từ năm 2008-2010 đ9 xác định gà Hi*** White có sức sống
    tốt và khả năng đẻ trứng cao, năng suất trứng trungbình của một gà mái trong
    52 tuần khai thác từ 240-250 quả, tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng là
    1,7 kg, khối lượng trứng trung bình 59,5g, tỷ lệ lòng đỏ khá cao, vỏ trứng có
    màu trắng. Ngày 22 tháng 6 năm 2010, thông tư số 33/2010/TT BNNPTNT
    của Bộ Nông nghiệp và PTNT đ9 cho phép giống gà Hi*** White vào danh
    mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh vàđặt tên lại là gà VCN-G15.
    Để kết hợp được ưu điểm và khắc phục nhược điểm của hai giống gà tạo
    ra con lai có năng suất, chất lượng cao cung cấp cho sản xuất chăn nuôi. Xuất
    phát từ những căn cứ trên chúng tôi đ9 tiến hành đềtài: “Khả năng sản xuất
    của tổ hợp lai giữa gà trống Hi*** Whitevà gà mái Ai cập’’
    1.2 Mục tiêu của đề tài
    - Xác định khả năng sinh sản của con lai giữa gà Hi*** White (HW) với
    gà Ai cập
    - Xác định mức độ biểu hiện ưu thế lai của một số tính trạng năng suất trứng
    - Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng trứng của gàlai.
    1.3 ýnghĩa khoa học và thực tiễn
    - Kết quả của đề tài góp phần bổ sung thêm minh chứng thực tiễn cho lý
    thuyết lai kinh tế trong chăn nuôi gia cầm để tạo con lai có năng suất và chất
    lượng trứng tốt hơn. Không những thế, đây còn là một minh chứng thêm về
    mức độ biểu hiện ưu thế lai của một số tính trạng ởgà trong công thức lai kinh
    tế đơn giản.
    - Kết quả của đề tài sẽ cung cấp cho sản xuất một tổ hợp lai để tạo gà
    hướng trứng có năng suất và chất lượng trứng cao. Đây sẽ là nguồn con giống
    tốt góp phần nâng cao năng suất và chất lượng trứngnhằm đáp ứng nhu cầu
    ngày càng tăng của thị trường.
    - Luận văn là tài liệu tham khảo về công tác lai tạo giống gia cầm dùng
    cho nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất chăn nuôi.


    2. Tổng quan tài liệu
    2.1 Cơ sở di truyền một số tính trạng ở gà
    Di truyền là sự truyền đạt lại những đặc điểm của bố mẹ cho con cái.
    Các tính trạng sản xuất ở gà được phân thành hai loại là tính trạng số lượng và
    tính trạng chất lượng.
    2.1.1 Di truyền tính trạng chất lượng
    Tính trạng chất lượng là tính trạng di truyền biểu hiện không liên tục,
    hoặc ở trạng thái này hoặc ở trạng thái khác. Nó thường được quy định bởi
    một vài cặp gen có hiệu ứng lớn, hệ số di truyền cao và ít chịu ảnh hưởng của
    điều kiện ngoại cảnh. Một số tính trạng chất lượng của gia cầm do vài cặp gen
    qui định. Tính trạng chất lượng di truyền theo các qui luật của Mendel ít chịu
    ảnh hưởng của ngoại cảnh hoặc độc lập với điều kiệnmôi trường. Vì vậy, có
    thể thông qua kiểu hình mà xác định được kiểu gen của chúng. Những tính
    trạng này cho phép phân loại về kiểu hình rõ rệt: trội hoặc lặn và thường được
    qui định bởi một gen hoặc bởi sự tương tác đơn giảncủa một số ít gen. Các
    tính trạng chất lượng có thể quan sát, mô tả. Một số tính trạng được chú ý như
    màu sắc lông da, hình dạng mào .
    Màu sắc da lông là m9 hiệu về giống, một tín hiệu để nhận dạng con
    giống. Màu sắc lông do một số ít gen kiểm soát nên có thể sử dụng cho di
    truyền dự đoán màu của đời sau trong chọn lọc (ĐặngHữu Lanh và cộng sự,
    1999) [19]. Bateson và Punnet, 1906 [58] cho biết các alen ở locus C và locus
    I quyết định sự biểu hiện màu lông.
    Sự có mặt hoặc thiếu sắc tố xantophyll trên lớp biểu bì da phụ thuộc vào
    hai locus W và Y (Mc Gibbo, 1981) [70]. Alen W
    +
    là alen trội nằm trên nhiễm
    sắc thể thường qui định tính trạng chân trắng đối lập với chân vàng bởi vì nó
    cản trở quá trình lắng sắc tố xantophyll trong da, chân, mỏ và mỡ, alen này có
    mặt trong hầu hết các giống gà. Khi phối hợp thêm với alen Id, màu da của gà
    trở nên màu trắng hoặc trắng hồng và khi không có mặt alen Id chân có màu
    xám xanh.
    Alen lặn w ở dạng đồng hợp tử (ww) qui định màu vàng thông qua quá
    trình lắng những sắc tố xantophyll trong mỏ, chân, da và mỡ. Cần phải đợi đến
    8 tuần tuổi để nhận dạng alen w một cách chắc chắn.Khi có mặt alen Id chân
    có màu vàng, nếu không có alen này chân có màu xanh. Alen w được coi là
    alen đột biến, thường có mặt trong một số quần thể gà hoang d9, bởi vì trong
    các quần thể này đa số gà có chân xám xanh. Những con gà mái mang kiểu
    gen (ww) đẻ tốt trong thời gian đẻ trứng chân ít vàng hơn so với những con gà
    mái đẻ kém bởi vì các sắc tố vàng của nó được tập trung vào sản sinh màu
    vàng của trứng.
    Alen Y
    +
    là alen trội gắn liền với alen S (màu bạc). Cùng với sự có mặt
    của alen ww, alen này qui định màu vàng ở chân và da (Y
    +
    viết tắt cho yellow)
    Mc Gibbo, (1981) [70] cho biết alen y (lặn) ức chế sự biểu hiện sắc tố
    vàng của chân và da. Những con gà có kiểu gen đồng hợp tử ww làm giảm
    màu vàng của mắt và giảm tốc độ tăng trưởng và hiệuquả sử dụng thức ăn
    (Patterson và cộng sự, 1983) [72]. Vì vậy, alen nàycó tác động nhiều hướng,
    là trội hoàn toàn so với alen w. Nhưng trường hợp này thường không xảy ra và
    không đặc trưng cho một giống.


    Tài liệu tham khảo
    I. tiếng việt
    1. Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ
    (1983), Di truyền học động vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà nội, tr
    86, 88, 185, 196 -200.
    2. Nguyễn Tấn Anh, Lê Viết Ly, Lương Tất Nhợ, Hoàng Văn Tiệu, Triển
    vọng của việc ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trong lai khác loài
    giữa ngan và vịt, Tuyển tập công trình nghiên cứu Khoa học Công nghệ
    - Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên 1988- 1993, tr. 176.
    3. Đặng Vũ Bình, 2002, Di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi, Giáo
    trình sau Đại học, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
    4. Tạ An Bình (1973), Những kết quả bước đầu về lai kinh tế gà, tạp chí
    Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, tr.598-603.
    5. Brandsch, H. và H.Bilchel (1978), Cở sở của sự nhângiống và nuôi dưỡng
    ở gia cầm, người dịch Nguyễn Chí Bảo, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ
    thuật, Hà nội, tr.129 -191.
    6. Nguyễn Huy Đạt (1991), Nghiên cứu một số tính trạng sản xuất của các
    dòng thuần Bộ giống gà Leghorn trắng trong điều kiện Việt Nam, Luận
    án PTS Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp
    Việt Nam, tr 13-15 và 21.
    7. Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Thành Đồng, Phạm Bích
    Hường (2003), “Nghiên cứu con lai giữa gà Lương Phượng với gà Ri
    nhằm chọn tạo giống gà thả vườn phục vụ chăn nuôi nông hộ”, Báo cáo
    khoa học năm 2003 , Hội nghị khoa học Viện Chăn nuôi.
    8. Nguyễn Huy Đạt, Vũ Thị Hưng và Hồ Xuân Tùng (2005), Nghiên cứu
    chọn lọc nâng cao năng suất gà Ri vàng rơm, Báo cáo Khoa học năm
    2005, Hội nghị Khoa học Viện Chăn nuôi, tr.120-130.
    9. Nguyễn Văn Đức, Trần Long, Giang Hồng Tuyến (2006), Cơ sở di truyền
    và thống kê ứng dụng trong công tác giống gia cầm, NXB Nông nghiệp,
    Hà nội.
    10. F.B.Hutt, 1978, “Di truyền học động vật” (Phan Cự Nhân dịch), NXB
    Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr.349.
    11. Giangmisengn (1983), Những ứng dụng của di truyền học (Nguyễn Quang
    Thái dịch), Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội,tr.58.
    12. Lương Thị Hồng (2005), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai
    giữa gà Hmông và gà Ai cập, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Viện
    Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tr.47- 48.
    13. Lê Thị ánh Hồng, Nguyễn Hữu Đông, Đặng Thị Chín (1995), Ưu thế lai
    và việc sử dụng nó trong tạo giống cà chua, Tạp chí Sinh học,Hà nội, tr.7-10.
    14. Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994), Chăn nuôi gia cầm, NXB Nông
    nghiệp, tr.104-108, 122-123.
    15. Kushner KF (1974), Các cơ sở di truyền học của sự lựa chọn giống gia
    cầm, tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, số (141), Phần thông tin
    Khoa học nước ngoài, tr.222 – 227.
    16. Kushner KF (1978), Những cơ sở di truyền học của việc sử dụng ưu thế lai
    trong chăn nuôi, trích dịch của: “Những cơ sở di truyền và chọn giống
    động vật”, (Người dịch: Nguyễn Ân, Trần Cừ, Nguyễn Mộng Hùng, Lê
    Đình Lương), Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr.280-296.
    17. Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân (1994), Cở sơ di truyền học, Nhà xuất bản
    Giáo dục, Hà nội, tr.78-180.
    18. Hoàng Thị Lan, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, Võ Trọng Hốt,
    Nguyễn Tùng Lâm, Võ Văn Sự, Do9n Văn Xuân, Nghiêm Thuý Ngọc
    (2003), Nghiên cứu chọn tạo hai dòng vịt cao sản SM tại Trung tâm
    Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên, Báo cáo Khoa học công nghệ - Viện Chăn
    nuôi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...