Báo Cáo Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỤC LỤC 1

    LỜI MỞ ĐẦU 3

    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG TIỀN 5

    1.1.Tính chuyển đổi của đồng tiền 5

    1.2. Đánh giá tính chuyển đổi của đồng tiền 5

    1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền: 7

    1.4. Các yếu tố nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền: 8

    CHƯƠNG II: BÀI HỌC LỘ TRÌNH CỦA TRUNG QUỐC 9

    VÀ LIÊN HỆ VIỆT NAM 9

    2.1. Lộ trình Trung Quốc 9

    2.2. Liên hệ với Việt Nam qua các giai đoạn: 15

    CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO 23

    KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI VND 23

    3.1. Nguyên nhân của thực trạng trên: 23

    3.2. Mục tiêu nâng cao tính chuyển đổi của VND 24

    3.3. Giải pháp nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền: 24

    KẾT LUẬN 30

    DANH MỤC CÁC BẢNG. BIỂU 31

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32






    LỜI MỞ ĐẦU

    Nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam (VND), khắc phục hiện tượng Đô la hoá là những nội dung có quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế, trong đó, phát triển kinh tế vừa là nền tảng, vừa là mục đích chính, còn nâng cao tính chuyển đổi của VND và khắc phục hiện tượng Đô la hoá sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu “tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững”, “tăng khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt nam, thu hẹp việc sử dụng ngoại tệ trong nước” và “Đẩy nhanh tiến độ thực hiện nguyên tắc trên đất nước Việt Nam phải thanh toán bằng đồng Việt Nam” là những mục tiêu được Đảng và Nhà nước ta đề tại các Văn kiện Đại hội Đảng và Nghị quyết Đại hội. Mục tiêu chiến lược “đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” với quan điểm “coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm”, và tiếp tục yêu cầu “nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam” là những bước đi quan trọng và cấp thiết để đưa Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, thực sự trở thành nền kinh tế thị trường.

    Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, có những chuyển biến theo xu hướng hội nhập và liên tục đạt mức tăng trưởng khá cao. Đồng thời, Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để tăng tính chuyển đổi của VND và khắc phục hiện tượng Đô la hoá. Kết quả là niềm tin vào VND của người dân cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đã được củng cố, quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường bớt căng thẳng, mục tiêu trên lãnh thổ Việt nam chỉ sử dụng đồng tiền Việt nam đã có những cơ sở hiện thực. Tuy nhiên, tính chuyển đổi của VND vẫn bị đánh giá là thấp và hiện tượng Đô la hoá còn chưa được khắc phục một cách cơ bản. Kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là Trung Quốc cho thấy giải quyết những vấn đề như vậy hoàn toàn không phải là công việc dễ dàng, có thể thực hiện trong một thời gian ngắn. Vì vậy việc đề ra lộ trình cụ thể, một hệ thống các giải pháp tổng thể nhằm nâng cao khả năng chuyển đổi của VND là rất cần thiết.

    Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô giáo - PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo, nhóm tôi đã rất cố gắng để hoàn thành đề tài. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn, bài viết của nhóm không thế tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm 4 rất mong sẽ nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn .

    Kết cấu của đề tài như sau:

    Chương I: Tổng quan về khả năng chuyển đổi của đồng tiền

    Chương II: Thực trạng khả năng chuyển đổi của VND

    Chương III: Nguyên nhân, mục tiêu, giải pháp nâng cao khả năng chuyển đổi của VND
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...