Tiểu Luận Khả năng canh tranh của chè Việt Nam trên thị trường thế giới

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    Hiện nay, trên thế giới xu hướng uống trà ngày càng tăng lên mãnh mẽ do những phát hiện mới ngày càng nhiều hơn về lợi ích của trà đối với sức khoẻ con người. Tại Việt Nam cây chè không chỉ rất thân quen gần gũi mà từ lâu thưởng trà, uống trà đã đi vào đời sống người Việt tạo nên một nét đẹp văn hóa bình dị mà dài lâu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay của đất nước, cây chè đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, sản xuất và xuất khẩu chè đang ngày càng đóng vai trò quan trọng và trở thành ngành một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của cả nước. Đây cũng là khu vực đang trực tiếp giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động cới thu nhập không nhỏ và kích thích, kéo theo hàng loạt các ngành nghề khác cùng phát triển, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam.
    Với ưu thế về khí hậu, đất đai thổ nhưỡng, lao động và sự ưa chuộng của thị trường thế giới, Việt Nam tự hào ghi tên mình trên bản đổ chè thế giới. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè của nước ta vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém cần khắc phục. Do đó vấn đề phân tích, đánh giá và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè Việt Nam là một vấn đề mang tính thời sự cần thiết. Chính vì lý do này mà nhóm nghiên cứu đã chọn chè là mặt hàng hấp dẫn để phân tích ưu thế cạnh tranh.

    Nhằm đáp ứng yêu cầu của môn học chính sách thương mại quốc tế, và trong khuôn khổ kiến thức đã học về lý thuyết lợi thế cạnh tranh nhóm chúng em chỉ xin trình bày một đôi nét về khả năng canh tranh của chè Việt Nam trên thị trường thế giới dựa trên những phân tích cơ bản từ lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia, lý thuyết Heckscher-Ohlin, lợi thế so sánh biểu hiện Trong quá trình cập nhật số liệu, nghiên cứu và phân tích đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, nhóm rất mong nhận được sự đóng góp và nhận xét từ phía các bạn và đặc biệt là cô giáo giảng dạy bộ môn
    Chúng em hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp những tư liệu, thông tin thảm khảo hữu ích cho các bạn sinh viên đang học môn chính sách thương mại quốc tế, giúp cho bài học trở nên sinh động, thú vị và sát với thực tiễn hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...