Đồ Án Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài luận án: Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
    Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Kinh tế du lịch)
    Mã số: 62.34.01.01
    Nghiên cứu sinh: Nguyễn Quang Vinh
    Người hướng dẫn: 1. PGS. TS. Trần Thị Minh Hoà 2. PGS. TS. Nguyễn Viết Lâm

    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

    Trên cơ sở mô hình chuỗi giá trị của M. Porter, luận án đã tiến hành xây dựng hệ thống các nhân tố cấu thành (6 nhân tố, 17 chỉ số) nhằm phản ánh một cách toàn diện khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong đó có tính đến khả năng liên kết, hợp tác và quản lý khủng hoảng theo đặc thù của các doanh nghiệp này.
    Sử dụng phương pháp ma trận điểm và các công cụ toán học, luận án đã xây dựng mô hình định lượng cho phép xác định mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố nguồn lực của doanh nghiệp; khả năng duy trì và mở rộng thị phần; khả năng cạnh tranh của sản phẩm; khả năng duy trì, nâng cao hiệu quả kinh doanh; khả năng quản lý và đổi mới; khả năng liên kết và hợp tác tới khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp lữ hành quốc tế.
    Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
    Qua việc khảo sát, đánh giá một cách toàn diện thực trạng hệ thống các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam có thể thấy, các doanh nghiệp này đã và đang bộc lộ nhiều yếu điểm đặc biệt là ở quy mô, tính ổn định của nguồn nhân lực và khả năng quản trị của doanh nghiệp.
    Các kết quả tính toán đã cho thấy đã khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam hiện nay chỉ ở mức trung bình thấp. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong nước có một số ưu thế nhất định về khả năng duy trì và mở rộng thị phần, liên kết hợp tác nhưng lại thua xa các doanh nghiệp liên doanh về nguồn lực, sản phẩm và khả năng quản trị doanh nghiệp. Xét về mặt tổng thể, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong nước hiện tại chỉ bằng hơn 60% so với các doanh nghiệp liên doanh.

    Kết quả hồi quy của mô hình cũng cho thấy trình độ quản trị tác động mạnh mẽ nhất đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (23,3%) trong khi con số này đối với nhân tố thị phần chỉ là 10,6%.
    Việc nghiên cứu kịch bản tác động của việc gia nhập WTO đối với khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã chỉ ra rằng từ khi trở thành thành viên chính thức đến 2015 là giai đoạn thuận lợi cho các doanh nghiệp này của Việt Nam tận dụng các cơ hội mà WTO mang lại để phát triển nguồn lực và củng cố vị thế cạnh tranh của mình.
    Từ các kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất 6 nhóm giải pháp làm định hướng cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong đó đặc biệt chú trọng tới việc tận dụng các cơ hội thị trường để phát triển nguồn lực, ổn định nguồn nhân lực và nâng cao trình độ quản trị của mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế cũng rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và Hiệp hội du lịch về chính sách tín dụng, thanh toán quốc tế, xuất nhập cảnh và thành lập Hiệp hội lữ hành . để có thể hoạt động trong một môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định và phát huy được thế mạnh của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...