Chuyên Đề Khả năng áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong định giá các doanh nghiệp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    KHẢ NĂNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN TRONG ĐỊNH GIÁ CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM


    LỜI NÓI ĐẦU


    Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, tốc độ tăng GDP luôn ở mức cao. Giai đoạn 2005-2010 theo dự đoán, GDP sẽ dao động trong khoảng 8 – 8,5%. Theo xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam đã gia nhập WTO hứa hẹn một thời kỳ phát triển thịnh vượng.


    Đây cũng là thời điểm bùng nổ của thị trường chứng khoán, nhiều công ty đã niêm yết hoặc có cổ phiếu giao dịch trên các sàn giao dịch, thị trường chứng khoán thực sự trở thành kênh huy động vốn hấp dẫn cho các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, nhu cầu cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nhu cầu mua bán, sáp nhập, nhu cầu định giá cổ phiếu đang tăng lên khiến nhu cầu định giá doanh nghiệp trở thành vấn đề cấp thiết.


    Hiện nay, định giá doanh nghiệp ở Việt Nam được áp dụng chủ yếu hai phương pháp: tài sản ròng và chiết khấu dòng tiền. Trong đó, phương pháp tài sản ròng đang được sử dụng phổ biến, mặc dù phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) được đánh giá là phương pháp có nhiều ưu điểm nổi trội hơn do tính đến những giá trị kì vọng trong tương lai doanh nghiệp sẽ tạo ra. Nguyên nhân chính là do thị trường Việt Nam còn thiếu cơ sở dữ liệu, thiếu những điều kiện cần thiết để phương pháp chiết khấu dòng tiền được áp dụng hiệu quả. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, phương pháp chiết khấu dòng tiền đã được áp dụng phổ biến. Do vậy, phương pháp này trong tương lai chắc chắn sẽ là phương pháp có tính thực tiễn rất cao ở Việt Nam. Chính vì sự cần thiết nghiên cứu để áp dụng được phương pháp chiết khấu dòng tiền, em đã lựa chọn đề tài:
    Khả năng áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong định giá các doanh nghiệp ở Việt Nam”.


    Đề tài đã trình bày cơ sở lý thuyết của phương pháp chiết khấu dòng tiền, đồng thời minh họa phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp qua ví dụ về công ty cổ phần BIBICA – là một công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thông qua đó, chuyên đề chỉ ra những hạn chế khi áp dụng phương pháp này ở thị trường Việt Nam và một số giải pháp, cũng như kiến nghị để khắc phục, để phương pháp DCF sớm được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn.


    Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm 3 phần:
    Chương 1 – Cơ sở lý thuyết của phương pháp chiết khấu dòng tiền
    Chương 2 – Áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong định giá công ty cổ phần BIBICA
    Chương 3 – Các hạn chế khi áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền ở Việt Nam và giải pháp khắc phục.


    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN 3
    1.1. Giá trị doanh nghiệp 3
    1.2. Định giá doanh nghiệp 4
    1.2.1. Khái niệm định giá doanh nghiệp 4
    1.2.2. Sự cần thiết của định giá doanh nghiệp 5
    1.3. Định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền 7
    1.3.1. Định nghĩa phương pháp chiết khấu dòng tiền 7
    1.3.2 Các bước thực hiện định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền 8
    1.3.3 Đánh giá phương pháp chiết khấu dòng tiền 22


    CHƯƠNG 2 – ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN TRONG ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 29
    2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty 29
    2.1.1 Thông tin sơ lược về BIBICA 29
    2.1.2 Lịch sử quá trình hình thành và phát triển 29
    2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 31
    2.2 Cơ sở lựa chọn phương pháp, Mục đích định giá, các giả thiết 33
    2.3 Định giá công ty theo phương pháp chiết khấu dòng tiền 34
    2.3.1 Phân tích thị trường 34
    2.3.2 Phân tích môi trường nội bộ 48
    2.3.3 Phân tích kết quả kinh doanh 58
    2.3.4 Dự báo và định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền 67


    CHƯƠNG 3 – CÁC HẠN CHẾ KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN TRONG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 83
    3.1. Các hạn chế khi áp dụng phương pháp DCF trong định giá doanh nghiệp ở Việt Nam 83
    3.1.1. Xác định hệ số Beta cho thị trường Việt Nam 83
    3.1.2. Sự không đầy đủ hoặc sai lệch của các nguồn thông tin 84
    3.2. Nguyên nhân của các hạn chế 84
    3.2.1. Thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin thị trường 84
    3.2.2. Năng lực định giá 85
    3.2.3. Thiếu quy định chuẩn của pháp luật 85
    3.3 Một số giải pháp vận dụng hiệu quả phương pháp DCF 85
    3.3.1 Nâng cao chất lượng tư vấn định giá 85
    3.3.2 Xây dựng hệ thống thống kê hoàn chỉnh về từng ngành cụ thể 86
    3.3.3 Kết hợp các phương pháp định giá doanh nghiệp khác nhau 86
    3.3.4 Thúc đẩy cổ phần hóa gắn với phát triển thị trường chứng khoán 87
    3.4 Một số kiến nghị với cơ quan quản lý 88
    3.4.1 Kiến nghị với Nhà nước 88
    3.4.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính 88
    3.4.3 Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán nhà nước 89
    3.4.4 Kiến nghị với Tổng cục thống kê 89
    3.4.5 Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và đầu tư 90


    KẾT LUẬN 91
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...