Luận Văn Khả năng áp dụng giải pháp hội tụ mạng cố định - di động vào Việt Nam

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khả năng áp dụng giải pháp hội tụ mạng cố định - di động vào Việt Nam



    Hiện nay, mạng viễn thông Việt Nam phân chia khá rõ rệt thành hai mảng tách biệt: viễn thông cho thuê bao di động và cho thuê bao cố định. Để cung cấp dịch vụ cho hai nhóm thuê bao này các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng kiến trúc mạng khác nhau, phần tử thiết bị mạng khác nhau, cũng như mô hình kinh doanh và thậm chí cơ cấu tổ chức khác nhau.
    Sự phân chia tách biệt này là chấp nhận được chừng nào hai thị truờng di động và cố định đều phát triển mạnh. Tuy nhiên thời gian gần đây, dưới áp lực cạnh tranh gia tăng, doanh thu bình quân trên thuê bao (ARPU) giảm mạnh, các nhà cung cấp dịch vụ đang phải đối đầu với bài toán cắt giảm chi phí, đồng thời với việc tạo ra dịch vụ mới, riêng biệt và hấp dẫn người dùng. Để tăng nguồn thu cho nhà cung cấp mạng cố định cũng như bổ sung dịch vụ có sẵn trên mạng cố định cho các thuê bao di động, hội tụ mạng cố định – di động là một định hướng rất quan trọng.
    Trong kỷ nguyên của thông tin và truyền thông, mong muốn sử dụng dịch vụ mọi lúc, mọi nơi trong môi trường mạng hội tụ cố định - di động có hỗ trợ toàn diện cho di chuyển của người dùng đang trở thành một xu hướng nổi trội. Mạng hội tụ, trong đó hợp nhất công nghệ tế bào lớn như mạng tế bào (cellular) hay WiMAX với công nghệ tế bào nhỏ như Wi-Fi, Bluetooth, băng tần siêu rộng (UWB- Ultra Wireband) Sử dụng một cơ sở hạ tầng truyền tải chung dựa trên công nghệ IP sẽ tiết kiệm chi phí vận hành cũng như linh hoạt với lưu lượng tổng thể. Theo hướng hội tụ cố định - di động, ngày càng nhiều ứng dụng và dịch vụ mới được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ.
    nội dung chính của đồ án được trình bày như sau:
    Chương 1– Xu thế phát triển của mạng và dịch vụ viễn thông.
    Chương 2 – Xu hướng hội tụ cố định – di động.
    Chương 3 – Kiến trúc mạng lõi IMS
    Chương 4 – Chất lượng dịch vụ QoS và an ninh mạng.
    Chương 5 – Các giải pháp sử dụng tiềm năng mạng cố định và mạng di động.
    Chương 6 – Lựa chọn phương án tích hợp mạng cố định – di động cho mạng viễn thông Việt Nam .
    Chương 7 - Kết luận chung và khuyến nghị.
     
Đang tải...