Tài liệu Kết quả và phân tích thảo luận

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    5.1 Quan điểm, khái niệm và yêu cầu để tổ chức phương
    thức quản lý rừng dựa vào rừng cộng đồng
    Trước khi đi vào phân tích các kết quả nghiên cứu để xây dựng, phát triển
    phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng, cần làm rõ quan điểm, khung khái
    niệm và các yêu cầu của nó để xác định rõ phạm vi thảo luận cũng như ứng dụng
    trong thực tiễn.
    Trên cơ sở phân tích trong phần tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan
    đến khái niệm, quan điểm, thuật ngữ quản lý rừng dựa vào cộng đồng; khái niệm,
    quan điểm về “Quản lý rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số” được thống nhất
    với các khía cạnh như sau:
    - Cộng đồng: Là cộng đồng thôn, làng; đây là cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa
    cùng nhau cư trú lâu đời. Khái niệm này còn có thể hiểu mở rộng là các nhóm
    hộ/dòng họ cùng chung sống trong một thôn làng, có các quan hệ huyết thống
    hoặc có truyền thống, tập quán quản lý chung một phần tài nguyên đất, rừng.
    Khái niệm cộng đồng này tuân theo định nghĩa “cộng đồng dân cư” trong điều 9
    của Luật Đất Đai (2003) [15]: “Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng ngưòi Việt
    Nam sinh sống trên cùng một địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các
    điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ được
    nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất”. Trong trường hợp nghiên
    cứu này, giới hạn hẹp hơn đó là cộng đồng dân tộc thiểu số để nghiên cứu quản lý
    dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...