Luận Văn Kết quả tạo hình niệu đạo bằng niêm mạc miệng ở 26 bệnh nhân hẹp niệu đạo trước

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Hẹp niệu đạo trước gồm niệu đạo dương vật và niệu đạo hành, nếu đoạn hẹp ngắn hơn 2cm, người ta có thể nối tận tận sau khi cắt bỏ đoạn hẹp. Phương pháp này phải luôn luôn được áp dụng trước tiên trong tạo hình niệu đạo. Tuy nhiên khi đoạn hẹp dài hơn 2cm, nối tận‐tận sẽ gây ra cong dương vật. Để bảo đảm cho chiều dài niệu đạo không bị ngắn đi, nhiều phương pháp phẫu thuật tạo hình được áp dụng như dùng mảnh ghép lấy từ da cơ quan sinh dục, da sau tai, da bìu, da qui đầu, niêm mạc bàng quang v v Tuy nhiên, da thường khô chứ không ẩm ướt như niêm mạc niệu đạo nên thường gây ra biến chứng hẹp lại sau khi tiếp xúc nước tiểu một thời gian, ngoài ra còn mọc lông gây nhiễm khuẩn và tạo sỏi. Để khắc phục, người ta đã dùng da qui đầu để ghép, nhưng da qui đầu có tính chất bán ẩm ướt chứ không hoàn toàn ẩm ướt. Niêm mạc bàng quang thuộc loại ẩm ướt nhưng gặp vấn đề khó khăn phải mở bàng quang để lấy mảnh ghép.
    Thời gian gần nay, dùng mảnh ghép lấy từ niêm mạc miệng cho kết quả tốt trong phẫu thuật tạo hình niệu đạo. Năm 1941 Humby báo cáo lần đầu tiên dùng niêm mạc miệng để tạo hình niệu đạo, mặc dù mảnh ghép bị hoại tử ở ngày hậu phẫu thứ 6 nhưng tác giả cho rằng nguyên nhân do thiếu da vùng dương vật ghép dẫn đến thiếu máu nuôi(8). Năm 1992, sau 50 năm, Burger và cộng sự đã dùng mảnh ghép niêm mạc miệng trong tạo hình hẹp niệu đạo và niệu đạo đóng thấp. Các công trình
    nghiên cứu đã báo cáo tỉ lệ thành công của phẫu thuật này khoảng 87‐96% với thời gian theo dõi từ 18‐36 tháng(2). Trong bài chúng tôi báo cáo 26 trường hợp đã được tạo hình niệu đạo bằng mảnh ghép niêm mạc miệng tại bệnh viện Bình Dân để đánh giá những ưu khuyết điểm của phương pháp này.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Andrich DE; Mundy AR; Substitution urethroplasty with buccal mucasalfree grafts, J Urol, vol 165(4), Apr‐2001,pp 1131‐ 1134.
    2. Brady JD, McCammon KA, Schlossberg SM.; Buccal Mucosa Graft for penile urethral strictures, J Urol, suppl., 161:100, p 374, 1999 (Abstract)
    3. Deepak D, Anand S, Aneesh S, Anil M, Rakesh K and Anant K, Buccal Mucosal Urethroplasty for Balanitis Xerotica Obliterans related urethral strictures: The outcome of 1 and 2‐ stage techniques. JUrol 173(2005),p.463‐466.
    4. Deepak D, Anand S, Aneesh S, Anil M, Rakesh K and AnantK, Vivek V, Dorsal Onlay Buccal Mucosa Versus Penile Skin Flap Urethroplasty for Anterior Urethral Strictures: Results From a Randomized Prospective Trial. JUrol 178(2007), p.2466‐2469
    5. Filipas D, Wahlmann U, Hohenellner R; History of oral mucosa, Eur Urol, 34: 165, 1998, pp 179.
    6. Jordan GE, Principle of tissue transfer techniques in urethral reconstruction. Urol Clin N Am P: 267‐275 29 (2002).
    7. Keller, Daniel S.; Fracchia, John A.; Armenakas, Noel A. Ventral onlay buccal mucosal grafts for anterior urethral strictures: long – term followup, J Urol, vol 171(2). Feb‐2004, pp 726 – 729.
    8. Michael RM, Melissa AL, Joseph EM, Guido B, Kennon SM, Sung‐Kiang C, The Oral Mucosa Graft: A Systemic Review. JUrol178 (2007) p.387‐394.
    9. Morey AF, Mc Aninch JW, When and how to use buccal mucosal grafts in adult bulbar urethroplasty. Urology 48: pp.194‐198, 1996.
    10. Turner WR. Urethral stricture surgery. In: Urologic Surgery. Ed. J.F. Glenn. Ch.65 p.713‐749 J.B. Lippincott 4th,1991.
    11. Webster GD., Waxman SW. Stricture of the male urethra. In: Adult and Pediatric Urology. Eds.Gillenwater J.Y., Grayhack J.T., Howards S.S. and Duckett J.W., Ch.35, pp.1803‐1835, Mosby 3rd,1996.
    12. Wood DN, Allen SE, Andrich DE, Greenwell TJ, Mundy AR; The morbidity of Buccal Mucosal Graft Harvest for Urethraoplasty and The Effect of Nonclosuse of the Graft Harvest Site on Postoperative Pain, J Urol, vol 172(2), pp 580‐583, Aug‐2004
     
Đang tải...