Luận Văn Kết quả nhân giống khoai tây củ bi bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A- GIỚI THIỆU


    Ngay từ xa xưa khi con người biết trồng trọt, người ta đã có ý thức chọn lọc các giống cây trồng theo những đặc tính có lợi cho con người. Trước thế kỉ XIX, lúc đó khoa học kĩ thuật còn chưa phát triển thì những giống cây trồng được nông dân cải tạo đều dựa trên những kinh nghiệm của họ, quá trình này kéo dài và không mấy hiệu quả [7].
    Từ cuối thế kỉ XIX, nửa đầu thế kỉ XX khoa học kĩ thuật phát triển, đặc biệt những thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu di truyền; các nhà khoa học đã ứng dụng và phát triển công nghệ tế bào thực vật (CNTBTV) nhằm tạo ra những giống cây trồng mang những đặc điểm mong muốn. Chẳng hạn như nghiên cứu tế bào thực vật để sản xuất thành phần và phụ gia thực phẩm, tạo giống thực vật mới cho năng xuất cao, thích nghi với điều kiện bất lợi của môi trường (thời tiết, sâu bệnh ) [9].
    CNTBTV là một ngành trong công nghệ sinh học thực vật, nghiên cứu dựa trên những đặc điểm của tế bào thực vật để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: ứng dụng trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, trong nhân giống in vitro, trong nuôi cấy bao phấn và hạt phấn, nuôi cấy tế bào trần, nuôi cấy huyền phù tế bào và chuyển gen tế bào thực vật [8].
    Trong đó, nhân giống in vitro là một lĩnh vực ứng dụng rất mới nhằm mục đích:
    - Duy trì và nhân nhanh các kiểu gen quý, hiếm làm nguyên liệu cho công tác tạo giống
    - Nhân nhanh và duy trì các cá thể đầu dòng.
    - Nhân nhanh và kinh tế các kiểu gen quý của các giống cây nông nghiệp.
    - Bảo quản các tập đoàn giống, nhân giống vô tính và các loài cây giao phấn trong các ngân hàng gen.
    Mặt khác, nhân giống in vitro còn mang nhiều ưu điểm:
    - Cho hệ số nhân giống cao
    - Rút ngắn thời gian đưa vào giống vào sản xuất
    - Nhân được một số lượng cây lớn trong một diện tích nhỏ
    - Cây được làm sạch bệnh và không tiếp xúc với nguồn bệnh
    - Thuận tiện và làm giảm giá thành vận chuyển
    - Bảo quản cây giống thuận lợi
    - Có tiềm năng công nghiệp hoá cao, sản xuất cây giống theo một dây truyền liên tục không phụ thuộc vào mùa vụ.
    Bởi nó mang nhiều ưu điểm như trên nên tôi đã lựa chọn lĩnh vực này để tìm các công trình nghiên cứu mới gần đây. Qua tham khảo rất nhiều nguồn tài liệu, đọc tìm nhiều bài báo, tạp chí, tìm trên internet, tôi đã lựa chọn công trình nghiên cứu nhân giống in vitro trên đối tượng khoai tây củ bi của các tác giả: Trương Quang Vinh, Đào Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Tâm ( ĐH Sư Phạm - ĐH Thái Nguyên), Chu Hoàng Mậu (ĐH Thái Nguyên), Đinh Thu Hiền (Viện Công nghệ sinh học) được đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 3(43) năm 2007 trên mục Khoa học sự sống (từ trang 20 đến trang 25).
    Bài báo có tựa đề: Kết quả nhân giống khoai tây củ bi bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro. Trong đó các tác giả đã nghiên cứu rất chi tiết, tỉ mỉ và cẩn thận cả một quá trình từ khâu lựa chọn nguyên liệu, rồi thử nghiệm sự ảnh hưởng của một số nhân tố trong quá trình khử trùng và trong môi trường nuôi cấy đến khả năng sống, sự sinh trưởng và phát triển của chồi và ảnh hưởng tới khả năng tạo củ của cây. Từ đó các tác giả đã rút ra được một số kết luận rất quan trọng về thành phần môi trường thích hợp nhất cho việc nuôi cấy in vitro giống khoai tây củ bi để đạt hiểu quả cao nhất.


    MỤC LỤC




    A- GIỚI THIỆU .2
    B- NỘI DUNG: KẾT QUẢ NHÂN GIỐNG KHOAI TÂY CỦ BI BẰNG KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU IN VITRO
    I. Đặt vấn đề 4
    II. Vật liệu và phương pháp 5
    III. Kết quả nghiên cứu 6
    1. Kết quả nghiên cứu khử trùng mẫu 6
    2. Ảnh hưởng của á- NAA đến khả năng sinh trưởng chồi của các giống khoai tây trong nuôi cấy in vitro .7
    3. Ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tạo củ bi trong ống nghiệm .9
    IV. Kết luận .11
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...