Thạc Sĩ Kết quả Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật chăn nuôi theo hình thức trang trại phục vụ xuất khẩu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỤC LỤC

    TÓM TẮT BÁO CÁO 2

    1. ĐẶT VẤN ĐỀ 3

    2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
    2.1 Nội dung nghiên cứu 5
    2.1.1 Tiến hành một số thử nghiệm bổ sung để xây dựng quy trình chăn nuôi heo
    trang trại xuất kh ẩu .5
    2.1.2 Áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi tại các hộ, trại chăn nuôi heo 5
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 5
    2.2.1 Thí nghiệm các hợp phần kỹ thuật chăn nuôi tại trại chăn nuôi .5
    i. Thử nghiệm xác định giống heo nái .5
    ii. Thử nghiệm khả năng sản xuất của các cặp lai .6
    iii. Thử nghiệm nuôi lôïn thịt bằng thức ăn tự trộn và thức ăn công nghiệp 6
    iiii. Thí nghiệm nuôi heo thịt trên chuồng sàn 6
    2.2.2 Áp dụng quy trình chăn nuôi heo xuất khẩu tại các trại 6

    3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 7
    3.1 Kết quả nghiên cứu bổ sung một số hợp phần kỹ thuật xây dựng quy trình 7
    3.1.1 Kết quả nghiên cứu về xác định giống heo .7
    3.1.2 Khả năng sản xuất của các cặp lai .8
    3.1.3 Hiệu quả sử dụng thức ăn tự phối chế và thức ăn công nhiệp .9
    3.1.4 Kết quả nuôi heo thịt trên chuồng sàn và trên nền 10
    3.2 Kết quả thử nghiệm quy trình chăn nuôi tại các hộ và trại chăn nuôi heo .11
    3.2.1 Ảnh hưởng của quy trình đến các chỉ tiêu năng suất sinh sản của heo nái .11
    3.2.2 Ảnh hưởng của quy trình đến khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn của heo
    nuôi thịt 12
    3.2.3 Ảnh hưởng của quy trình đến chất lượng thịt 12
    3.2.4 Ảnh hưởng của quy trình đến giá thành sản xuất heo .13
    3.2.5 Kết quả xây dựng và phổ biến quy trình .15

    4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 15
    4.1 Kết luận 15
    4.2 Đề nghị .16
    Tài liệu tham khảo 16

    QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI HEO QUY MÔ TRANG TRẠI
    PHỤC VỤ XUẤT KHẨU 18 2
    BÁO CÁO KHOA HỌC

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂN NUÔI
    HEO THEO HÌNH THỨC TRANG TRẠI PHỤC VỤ XUẤT KHẨU

    Đỗ Văn Quang, Phùng Thị Vân *, Nguyễn Văn Kiệm**, Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Như Pho.

    For producing a large amount of pig meat with high quality and uniform,
    satisfied the world requirement on safety and hygiene to contribute for the growing
    requirement of domestic market and for export, there is a need to develop the pig farm
    production system.
    The development of pig farm production system require applying new improved
    technology that can help the farmers to increase the productivity, pork quality,
    production efficiency in order to satisfy growing requirement of the domestic market
    and for export.
    The setting up technical production process based on achievement of technology new
    improved technique, suitable with present condition of farm production is an
    important measure for applying by the farmers in order to improve their production
    efficiency and productivity.
    The research work has done a general view on pig production technique in Vietnam
    and the world as well, the Vietnam and world standard on pork hygiene to serve as a
    scientific base for setting up the technical production process.
    Four additional experimentations has been done including: determination of the
    reproductive sow herd suitable for present pig farms; determination of the appropriate
    crosses for production of high productive and quality of commercial pigs in condition
    of present private pig farm system; The use of available local feed staff for feeding pig
    to make more income and the rearing pig on the slatted floor.
    All the experiments have been conducted according to the traditional approved
    methods in animal husbandry research, the method of uniform groups.
    For determination of the efficacy of the technical production process, 30 pig farms
    with the size of 20 – 1,000 sows has been applied the production process during 2
    years.
    The results gained from experiments has showed that, the most suitable sow herd for
    production of high quality commercial pig in private farms was cross breed between
    Yorkshire and Landrace. They give from 1.38 – 1.65 piglets born alive/ litter more in
    compare with that sow herd of pure breed and not selected one.
    The cross breeding formula applying for the pig farms was crossed breed boar of PD,
    terminal boars cross with the cross breed sows YL , LY to produce commercial pig
    with 3 to 4 blood components .
    In the South East zone, the use of available local feed stuff in pig farm condition for
    producing complete feed can bring back the economic effect, decrease the feed cost
    per 1 kg of live weight by 6.7 %
    To put into practice the technical process in pig farm production system enable to
    increase pig productivity: The number piglets born alive / litter increased by 0.6 head,
    increased the number of weaning piglets/ litter; increased the average daily gain of
    commercial pig by 12.9 %, decreased the feed conversion ratio by 9 %. 3
    Applying the technical production process at the pig farm system can reach an
    economic effect, improved the lean meat percentage in the carcass, the production cost
    of 1 kg pig live weight has been decreased by 7 – 12 %.
    Applying the technical production process in pig farms condition can produce pork of
    world quality standard, to meet hygienic condition: residues in pork like Arsenic,
    Cadmium, mercury, lead ware at the world standard limit.
    Content of some antibiotic residues in pork was lower in compare with that of Vietnam
    and the world standard limit.

    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Tình hình nghiên cứu ngoài nước
    Đã có khá nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi heo phục vụ nhu cầu tiêu
    dùng trong nước và xuất khẩu. Mục đích chính là nâng cao năng suất chất lượng sản
    phẩm thịt heo, đảm bảo an toàn thực phẩm, hạ giá thành để có thể cạnh tranh trên thị
    trường thế giới. Hướng nghiên cứu và ứng dụng chính của thế giới hiện nay trong lĩnh
    vực kỹ thuật chăn nuôi heo là giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi,
    sử dụng đa dạng các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên (thảo dược). Đan Mạch là
    nước đi tiên phong trong việc hạn chế sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, đã
    đưa ra mô hình chăn nuôi GMP.
    Một trong các công ty đi đầu về sản xuất các chất chiết xuất từ thảo dược để
    thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi là công ty KFK. Theo số liệu của tạp chí
    thức ăn quốc tế 4 / 2000, trong tương lai gần, lượng thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn môi
    trường (có thảo dược thay kháng sinh) sẽ chiếm 35 % tổng thị phần thức ăn chăn nuôi
    ở Đan Mạch.
    Nghiên cứu và thực tiễn sản xuất ở các nước phát triển cho thấy, năng suất chăn
    nuôi heo hiện nay như sau: tăng trọng bình quân con / ngày- 800 – 900 gam, tiêu tốn
    thức ăn cho 1 kg tăng trọng khoảng 2,8 – 3,0 kg, tỷ lệ nạc trong thân thịt xẻ đạt trên 50
    %.
    Hiện nay vấn đề mà các nhà nghiên cứu và sản xuất thế giới quan tâm là chất
    lượng thịt, bao gồm tiêu chuẩn về màu sắc, độ chắc, hình dạng và nguy cơ chứa các
    chất tồn dư độc hại.
    Tình hình nghiên cứu trong nước:
    Có rất ít công trình nghiên cứu trong nước liên quan trực tiếp đến xây dựng quy
    trình chăn nuôi heo xuất khẩu.
    Theo điều tra của Viện nghiên cứu chiến lược lương thực quốc tế và Bộ NN&PTNT,
    1999, ở vùng Đông Nam Bộ , tỷ lệ số hộ nuôi heo ngoại chiếm 86,5 %, vùng đồng
    bằng sông Mekong tỷ lệ này là 70 %, trong khi đó ở các vùng khác chỉ khoảng 4,6 %.
    Bên cạnh đó, chất lượng thịt heo của ta còn ở mức thấp, tỷ lệ nạc của các giống heo
    địa phương chỉ đạt 34,%, heo cải tiến – 42,6 %, tốc độ tăng trọng bình quân chỉ đạt
    400 – 600 gam / con/ ngày. Số heo có tỷ lệ nạc trong thân thịt xẻ trên 50 % chỉ khoảng
    10 -15 % tổng đàn.
    Theo số liệu điều tra, hiện có khoảng 80 % đầu heo được nuôi bởi các hộ sản
    xuất nhỏ với quy mô trung bình 1 -2 con / hộ. Do việc chăn nuôi phân tán ở các nông
    hộ nên không có độ đồng đều về chất lượng thịt kể cả ở khía cạnh vệ sinh an toàn thực
    phẩm. Đó là những thách thức lớn của Việt nam trong công tác xúc tiến xuất khẩu thịt
    heo trong những năm qua. 4
    Về lĩnh vực con giống và lai tạo heo, trong những năm qua đã có nhiều công
    trình nghiên cứu nhằm chọn lọc, nhân thuần chủng và xác định công thức lai thích hợp
    để đạt năng suất và chất lượng cao. Đề tài KN02 – 02 giai đoạn 1992 – 1995 đã hoàn
    thiện các công thức lai với các giống Yorkshire, Landrace, Duroc đạt 50 % nạc trong
    thân thịt xẻ. Công thức lai D (YL) và (LD) x (YL) cho kết quả tăng trọng 560 – 688
    gam/ con/ ngày, tỷ lệ nạc đạt 56 -58 % ( Báo cáo đề tài cấp Nhà nước 1992 – 1995).
    Kết quả nghiên cứu của đề tài KHCN08 – 06 cho thấy, các tổ hợp lai DxLY, P x LY,
    PD x LY cho kết quả tăng trọng đạt trên 600 gam/con/ngày, tỷ lệ nạc đạt 55 – 58 %.
    Riêng tổ hợp lai P x MC đạt tăng trọng 509 gam / con/ ngày, tỷ lệ nạc 44,9 %.
    Đối với sản phẩm heo sữa và heo mảnh xuất khẩu, bước đầu đã có những kết
    quả nghiên cứu khả quan. Theo Nguyễn Văn Thiện và ctv, (1999), đã chọn lọc được
    nhóm MC 3000 có khả năng sinh sản cao (số con sơ sinh sống / ổ đạt 12,1 con, số lứa
    đẻ / nái / năm đạt 2,3) ; Theo Nguyễn Văn Đức và ctv, 2000, nhóm MC 15 sản xuất tốt
    (tăng trọng đạt 393 gam/con/ngày, tiêu tốn thức ăn – 4,3 kg, tỷ lệ nạc 36 – 39 %).
    Song những cải thiện của các tính trạng này chưa ổn định vì chưa xác định được tỷ lệ
    do ưu thế lai của các nguồn vật liệu lai và do tiến bộ di truyền và vật liệu lai chưa ổn
    định.
    Thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại chi phí trong chăn nuôi, ở Việt
    Nam tỷ trọng này thường chiếm khoảng 70 -77 %. Theo số liệu điều tra của Viện
    nghiên cứu chiến lược lương thực quốc tế, 1999, giá thức ăn gia súc ở Việt Nam cao
    hơn 30 % so với trung bình của 54 nước chăn nuôi trên thế giới và cao hơn 20 % so
    với các nước khác trong khu vực châu Á.
    Nguyên nhân giá thức ăn cao một phần là do giá của một số loại nguyên liệu thức ăn
    thô chủ yếu cao. Năm 1999, giá ngô ở Việt Nam là 160 USD / tấn, nhưng trên thị
    trường quốc tế giá chỉ khoảng 84 USD / tấn. Giá khô đậu nành ở Việt nam năm 1999
    là 300 USD / tấn, trong khi đó ở thị trường quốc tế giá chỉ 178 USD.
    Tình trạng thú y và dịch vụ thú y còn kém, thể hiện ở chỗ, chúng ta chưa hoàn toàn
    khống chế được dịch bệnh, nhất là bệnh lở mồm long móng.
    Để có thể có sản phẩm thịt xuất khẩu, nhất thiết phải tạo vùng an toàn dịch bệnh. Như
    vậy có thể thấy rõ rằng, để đạt mục tiêu xuất khẩu thịt heo thì nhất thiết phải giải quyết
    vấn đề chất lượng thịt trước khi giết mổ.
    Trong chăn nuôi hiện nay, vấn đề sử dụng kháng sinh trong thức ăn gia súc, gia cầm là
    khá phổ biến, đôi khi không được kiểm soát nên đã trở thành sử dụng một cách thiếu
    khoa học. Vì vậy nguy cơ tồn dư kháng sinh trong sản phẩm sẽ cao. Kết quả điều tra
    sơ bộ của Lã Văn Kính và ctv (1996, 2001) cho thấy, có tới 75 % số mẫu thịt và 66,7%
    số mẫu gan có tồn dư kháng sinh với mức từ 3,67 – 122 ppm , cao hơn hàng chục tới
    hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn quốc tế cho phép ( tiêu chuẩn của Úc, khối EEC là
    0,01 ppm, tiêu chuẩn của Mỹ là 0,1ppm).
    Tóm lại, yếu tố hạn chế lớn nhất khiến thịt heo của ta chưa xuất khẩu được là
    do giá thành thịt cao, thịt chưa sạch về dịch bệnh và còn có chứa chất tồn dư ( kháng
    sinh, độc tố). Như vậy việc nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật chăn nuôi heo
    nhằm giảm giá thành, nâng cao chất lượng thịt để có thể xúc tiến xuất khẩu là nhu cầu
    cấp bách.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...