Luận Văn Kết quả ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về nhân quyền và vấn đề nội luật hóa vào pháp luật việ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Kết quả ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về nhân quyền và vấn đề nội luật hóa vào pháp luật việt nam
    Giới thiệu chung

    Tham gia các Công ước quốc tế, trong đó có các công ước về nhân quyền là một chủ trương thường xuyên và nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Ngoài việc gia nhập bốn Công ước quốc tế Giơ-ne-vơ (1949) về bảo hộ nạn nhân chiến tranh, đối xử nhân đạo với tù nhân chiến tranh năm 1957, Việt Nam chỉ đủ điều kiện tham gia các Công ước quốc tế về nhân quyền sau khi trở thành thành viên Liên hợp quốc năm 1977.
    Kể từ đó, cùng với các nước xã hội chủ nghĩa khác, Việt Nam là chỗ dựa vững chắc cho phong trào độc lập dân tộc và trong cuộc đấu tranh vì các nhân quyền tại Liên hợp quốc và các tổ chức, diễn đàn quốc tế khác. Để phát huy tốt vai trò, tiếng nói, nâng cao uy tín quốc tế và hội nhập vào đời sống chính trị quốc tế, Việt Nam dần dần đã tham gia hầu hết các Công ước quốc tế quan trọng về nhân quyền.

    1. Kết quả ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế về nhân quyền.

    Công ước quốc tế về nhân quyền quan trọng đầu tiên Việt Nam ký kết là Công ước quốc tế về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, viết tắt tiếng Anh là CEDAW, được Đại Hội đồng LHQ thông qua ngày 18/2/1979 và có hiệu lực ngày 3/9/1980. Việt Nam ký Công ước này ngày 27/11/1981 và phê chuẩn tháng 2/1982.
    Ngày 9/6/1981, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về Xoá bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc, viết tắt tiếng Anh là CERD. Công ước này được Đại Hội đồng LHQ thông qua ngày 21/12/1965 và có hiệu lực từ ngày 4/1/1969.
    Công ước quốc tế về các Quyền kinh tế, văn hoá và xã hội, viết tắt tiếng Anh là CESCR, và Công ước quốc tế về các Quyền dân sự, chính trị, viết tắt tiếng Anh là CCPR, được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua 16/12/1966 và có hiệu lực từ ngày 23/3/1976. Việt Nam gia nhập 2 Công ước này ngày 24/9/1982.
    Việt Nam là nước đầu tiên ở châu á và nước thứ 2 trên thế giới trở thành thành viênCông ước về Quyền trẻ em sau khi ký Công ước này tháng 1/1990 và phê chuẩn ngày 20/2/1991. Việt Nam cũng đã phê chuẩn 2 Nghị định thư bổ sung của Công ước Quyền Trẻ em (Nghị định thư không bắt buộc về trẻ em trong xung đột vũ trang và Nghị định thư không bắt buộc về chống sử dụng trẻ em trong mãi dâm, tranh ảnh khiêu dâm).
    Mới đây nhất, ngày 22-10-2007, Đại sứ Lê Lương Minh, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã ký Công ước về Quyền của người tàn tật và hiện chúng ta đang quá trình nghiên cứu trình Chủ tịch nước phê chuẩn Công ước này. Việt Nam cũng đã ký và đang trong quá trình nghiên cứu phê chuẩn Quy chế Toà án hình sự quốc tế ICC.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...