Đồ Án Kết quả huy động vốn từ phát hành TPCP ở Việt Nam giai đoạn 1990-2000.

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Kết quả huy động vốn từ phát hành TPCP ở VN giai đoạn 1990-2000.


    Mở đầu

    1. Sự cần thiết của đề tài


    Trái phiếu chính phủ (TPCP) là một công cụ huy động vốn cơ bản, phổ biến trên thị trường vốn. Nhiều nước trên thế giơí đã sử dụng rất hiệu quả TPCP tài trợ cho hầu hết chương trình đầu tư của quốc gia. ở Việt Nam kết quả huy động từ trái phiếu còn thấp, khả năng còn rất tiềm tàng. Dư nợ TPCP chỉ đạt 2-3% GDP. Trong thời gian tới còn cần nhiều biện pháp nhằm tăng về quy mô, chất lượng, hiệu quả huy động vốn từ công cụ này.
    Để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển đất nước, Việt Nam cần một lượng vốn khá lớn. Ước tính trong 5 năm tới Việt Nam cần khoảng 830-850 nghìn tỷ đồng theo giá năm 2000, tương đương 59-61 tỷ USD, trong đó tỷ trọng nguồn vốn trong nước sẽ chiếm khoảng 2/3. Trong điều kiện hiện nay, việc huy động các nguồn vốn dài hạn đang là gánh nặng của hệ thống ngân hàng , song hiệu quả còn kém, tiền gửi ngắn hạn chiếm 75% tổng số tiền gửi ngân hàng của dân cư. Do vậy, việc huy huy động vốn thông qua phát hành TPCP có một vai trò đặc biệt quan trọng, bảo đảm huy động mọi nguồn vốn.
    Thị trường vốn Việt Nam còn sơ khai. Phát triển một thị trường TPCP sẽ góp phần phát triển thị trường trái phiếu nói riêng và thị trường vốn nói chung, đa dạng hoá các công cụ huy động vốn. Các công cụ chứng khoán ở Việt Nam còn nghèo nàn cả về số lượng và loại hình. Kinh nghiệm cho thấy khi xây dựng thị trường trái phiếu, nhiều nước bắt đầu từ phát triển TPCP làm cơ sở cho các chúng khoán nợ khác. Singapoe là một điển hình thành công với dư nợ TPCP chiếm 97% GDP.
    Đây là một lĩnh vực đang được quan tâm rộng rãi. Xuất phát từ những vấn đề và thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “Giải pháp huy động vốn đầu tư thông qua phát hành TPCP“ để tiếp cận sâu hơn một mảng nhỏ trong môn học thị trường vốn, giúp ích cho bản thân trong quá trình học tập môn học này.

    2. Mục tiêu của đề án

    Đề tài tập trung giải quyết những vấn đề sau:
    Cung cấp những kiến thức chi tiết về công cụ TPCP, một công cụ huy động trên thị trường vốn và những nhân tố ảnh hưởng tới cung, cầu TPCP.
    Kết quả huy động vốn từ TPCP trong thời gian qua, vấn đề và nguyên nhân.
    Tổng hợp những giải pháp của một số chuyên gia nhằm hoà thiện công cụ này.

    3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề án
    a. Đối tượng nghiên cứu
    Đề án lấy thực trạng huy động vốn từ trái phiếu chính phủ từ năm 1991 trở lại làm số liệu dẫn chứng.
    b.Phạm vi nghiên cứu
    Mặc dù có nhắc đến tín phiếu kho bạc như 1 loại TPCP, song đề án chỉ tập trung phân tích trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư cũng như những chứng khoán chính phủ có thời hạn trên 1 năm bởi đây mới là nguồn cung ứng vốn cho đầu tư .

    4. Cấu trúc của đề án

    Phần mở đầu giới thiệu tên đề tài, lý do lựa chọn đề tài, phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề án cùng với cấu trúc của đề án.
    Toàn bộ chương I giới thiệu những vấn đề lý thuyết cơ bản về việc huy động vốn bằng phát hành TPCP.
    Chương II mô tả thực trạng thị trường TPCP hiện nay, nêu nguyên nhân của thực trạng kém phát triển của thị trường TPCP.
    Chương III trình bày những giải pháp để phát triển công cụ TPCP, thị trường TPCP.

    Trên cơ sở thực trạng thị trường TPCP cùng những giải pháp, phần kết luận sẽ tóm lược những đóng góp của đề án và một số kiến nghị.
     
Đang tải...