Luận Văn Kết quả điều tra Xã hội học về thực hiện chính sách đền bù và tái định cư

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Vai trò của đất đai đối với nền sản xuất xã hội ngày càng được nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và khoa học, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, các ngành các cấp hết sức quan tâm. Đất đai ngày càng trở nên có giá thông qua sự tích tụ giá trị thặng dư theo thời gian do có sự đầu tư của Nhà nước, của xã hội và con người.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam xác định mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001 – 2010: “ . Hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .” (Mục tiêu IV), “ . Hình thành thị trường bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật .” để “ . Hình thành đồng bộ và tiếp tục phát triển hoàn thiện các loại thị trường đi đôi với xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế .”, Tổng cục Địa chính đã xây dựng và từng bước hoàn thiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai 1993 (năm 1998), sửa đổi bổ sung lần thứ hai trình Quốc hội thông qua taịo kỳ họp thứ 9 - Quốc hội khoá X (năm 2001), cùng với các Bộ, ngành liên quan thể chế hoá Luật đất đai vào Luật sửa đổi, bổ sung xây dựng hệ thống các văn bản dưới luật, các chế độ chính sách, tạo lập hành lang pháp lý cơ bản để thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng đất đai trong cả nước.
    Quá trình đổi mới, cùng với nhịp độ hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước, các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài không ngừng gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Để thực hiện các mục tiêu này, vấn đề thu hồi đất là yếu tố tiên quyết được Nhà nước ghi nhận tại Điều 27 - Luật Đất đai 1993 và cụ thể hoá chính sách trong Nghị định 22/1998/NĐ - CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ (gọi tắt là NĐ 22/CP).
    Sau ba năm triển khai thực hiện chính sách đến bù giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư theo NĐ 22/CP của Chính phủ, về cơ bản, các điều khoản của Nghị định đã được áp dụng có hiệu quả, song cũng còn nhiều nội dung cần phải được phân tích, đánh giá cơ sở khoa học thông qua việc điều tra, khảo sát thực tế để bổ sung, sửa đổi hoàn thiện chính sách này nhằm đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và người bị thu hồi đất; duy trì trật tự, kỷ cương của pháp luật; hạn chế tối đa những tranh chấp, khiếu kiện về đất đai của nhân dân trong việc đền bù giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.
    MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
    Tổng hợp, phân tích, đánh giá những mặt tích cực, tiêu cực trong quá trình thực hiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng về đất đai, tài sản gắn với đất và chính sách tái định cư (TĐC). Xác định nguyên nhân cơ bản của những mặt tiêu cực làm hạn chế hiệu quả của việc áp dụng chính sách và ảnh hưởng của nó đối với quá trình và quy luật phát triển của đời sống xã hội trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
    - Đưa ra những luận cứ khoa học và thực tiễn trong việc xây dựng cs đền bù TĐC phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá hoá, hiện đại hoá. Đề xuất các giải pháp bảo đảm cho việc thực hiện chính sách đền bù TĐC đạt hiệu quả cao, tăng cường củng cố công tác quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật.
    NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
    - Tổng quát về quan điểm, cách nhìn nhận các vấn đề liên quan đến chính sách đền bù TĐC của một số nước trên thế giới và trong khu vực.
    - Nghiên cứu khái quát chính sách đền bù TĐC ở Việt Nam, tính ưu việt và những hạn chế trong quá trình áp dụng thực hiện chính sách các chế độ xã hội và các hình thức sở hữu.
    - Cơ sở lý luận khoa học chính sách TĐC bắt buộc; điều tra, khảo sát thực tế phân tích, tổng hợp phiếu điều tra về việc áp dụng chế độ chính sách của Nhà nước của người sử dụng đất đối với người bị thu hồi đất và trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân.
    - Tác động của pháp luật và khuôn khổ các chính sách hiện hành đối với công tác thu hồi đất GPMB, kết quả thực hiện NĐ 22/CP ở các địa phương trong khu vực điều tra.
    - Luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách đền bù TĐC - những nội dung cụ thể và các giải pháp thực hiện, đề xuất, khuyến khích Nhà nước sửa đổi, bổ sung hoàn thiện một số điều khoản của NĐ 22/CP.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH BAN HÀNH TỪ SAU 1993 CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỀN BÙ TĐC 4
    I. Cơ sở lý luận chính sách TĐC bắt buộc 4
    II. Khuôn khổ pháp luật đất đai hiện hành về đền bù TĐC 6
    1. Về đối tượng được đền bù 6
    2. Chính sách về giá đền bù 8
    3. Đề bù về tài sản 11
    4. Chính sách hỗ trợ và lập khu TĐC 12
    5. Công tác tổ chức thực hiện đền bù GPMB và TĐC 14
    CHƯƠNG II: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỀN BÙ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ 18
    I. Thực trạng công tác đền bù về đất đai và TS theo NĐ 22/CP 18
    1. Thực trạng xác định giá đất hiện nay 18
    2. Thực trạng đền bù về đất đai và các tài sản gắn liền với đất 19
    3. Thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ, TĐC khi thu hồi đất GPMB 24
    3.1. Về chính sách TĐC 24
    3.2. Về chính sách hỗ trợ 25
    II. Phân tích kết quả điều tra 26
    1. Phương pháp điều tra 26
    2. Kết quả sóo liệu điều tra 26
    2.1. Mục đích thu hồi hồi đất và phương án đền bù 26
    2.2. Chính sách - chế dodọ hỗ trợ 27
    2.3. Giá đất đền bù: một số vướng mắc 28
    2.4. Đền bù về tài sản, cây cối, hoa màu gắn liền với đất bị thu hồi 30
    2.5. Cơ sở hạ tầng khu TĐC 30
    2.6. Trình độ hiểu biết pháp luật đất đai về đền bù thiệt hại 31
    III. Các yếu tố cơ bản tác động đến công tác đền bù, TĐC trong quá trình áp dụng, thực hiện NĐ 22/CP 32
    1. Tác động của nhiệm vụ điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất và lập bản đồ địa chính 34
    2. Tác động của công tác quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất đến công tác đền bù GPMB và TĐC 36
    3. Nhiệm vụ ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất tác động đến công tác đền bù TĐC. 38
    4. Nhiệm vụ giao đất, cho thuê đất tác động đến đền bù GPMB và TĐC 39
    5. Đang ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 40
    6. Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý và sử dụng đất đai 43
    7. Giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai tác động đến công tác đền bù TĐC 44
    IV. Tính pháp chế 45
    1. Xây dựng văn bản pháp luật 45
    2. Tính pháp chế trong công tác đền bù GPMB và TĐC 45
    2.1. Cơ chế, chính sách được ban hành 46
    2.2. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 48
    2.3. Nghĩa vụ của người bị ảnh hưởng 49
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI GPMB, TĐC 51
    1. Về phương pháp xác định giá đất để tính đền bù thiệt hại 51
    2. Vấn đề xác định hạn mức đất ở của mỗi hộ gia đình 52
    3. Về điều kiện để được đền bù thiệt hại 53
    4. Miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất cho các trường hợp phải chi phí đền bù thiệt hại 53
    5. Về xây dựng đồng bộ khu tái định cư 54
    * KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
    1. Kết luận 55
    2. Kiến nghị 57
    2.1. Hoàn thiện chính sách pháp luật 57
    2.2. Mục tiêu và tổ chức thực hiện 59
     
Đang tải...