Luận Văn Kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Xoá đói, giảm nghèo trở thành vấn đề toàn cầu, là mục tiêu của thiên niên kỷ XXI và thế giới đã lấy ngày 17 tháng 10 hàng năm là “Ngày Thế giới xoá đói, giảm nghèo”. Có thể nói, nghèo đói đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau. Đặc biệt là ở các nước lạc hậu, chậm phát triển, kể cả các nước đang phát triển và nước giàu có; nghèo đói đang là vấn đề nhức nhối, thách thức đối với sự phát triển hay tụt hậu của một quốc gia.
    Ở nước ta, ngay từ những ngày đầu khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 vừa thành công, Chính phủ Cách mạng lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu vừa được thành lập, ngày đêm phải lo đối phó với thù trong, giặc ngoài, nhưng vẫn dành sự quan tâm sâu sắc đến việc chăm lo cuộc sống cho nhân dân vừa thoát khỏi cảnh nô lệ, bị áp bức, bóc lột. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến vấn đề đói. Người kêu gọi toàn dân cùng Chính phủ tập trung lực lượng để chống ba thứ giặc là: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, trong đó giặc đói được Người đặt lên hàng đầu, với lý do: Ngày nay chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhưng nếu nước ta được độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc, thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chăm lo đến đời sống nhân dân, Người nói: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi”; và “Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy thì cũng không thực hiện được" [27, tr.572]. Người đã sớm phát động cuộc vận động thi đua ái quốc kêu gọi toàn dân bằng nhiều phương pháp, cách thức khác nhau để giúp nhân dân như: tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, nhường cơm sẽ áo, quyên góp gạo cứu đói,
    Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ nhiệm vụ chung của cách mạng bao gồm cả phát triển kinh tế - xã hội lẫn văn hoá tinh thần, để giúp nhân dân lao động thoát khỏi nghèo đói và ai ai cũng có việc làm, được ấm no và sống hạnh phúc. Đó là những nhiệm vụ rất lâu dài khó khăn, bởi cơ sở vật chất của chúng ta còn thiếu và yếu, do phải dốc sức cho cuộc chiến tranh giành độc lập tự do, phải hoàn thành hai nhiệm vụ đồng thời là: vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, kháng chiến để mang về cái quý giá cho dân tộc vì “Không có gì quý hơn độc lập tự do” còn kiến quốc để “đảm bảo đời sống của nhân dân”.
    Đến nay đói, nghèo vẫn đang là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc. Xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ (2001-2005) đã khẳng định: “Việc tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xoá đói, giảm nghèo ngay trong từng bước đi và trong suốt quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nhiệm kỳ (2006-2010) tiếp tục nhấn mạnh:
    Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách Nhà nước với sự giúp đỡ trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo, nhất là đối với những vùng đặc biệt khó khăn. Ngăn chặn tình trạng tái nghèo [17, tr.217].
    Qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, công tác xoá đói, giảm nghèo đã được xã hội hoá, trở thành công việc của mọi cấp, mọi ngành và thu hút được sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Thành tựu xoá đói, giảm nghèo của Việt Nam đã được thế giới đánh giá cao là một trong 10 nước có tốc độ xoá đói, giảm nghèo nhanh nhất. Thực hiện thành công mục tiêu xoá đói, giảm nghèo có ý nghĩa quyết định trong việc “đưa nước ta ra khỏi tình trạng một nước kém phát triển trước năm 2010 mà Đại hội X của Đảng” đã đề ra.
    Tuy nhiên công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở nước ta hiện nay phải đối mặt với những khó khăn và thách thức lớn, đó là do hậu quả của chiến tranh nên xuất phát điểm của Việt Nam thuộc diện nước nghèo; thu nhập và mức chi dùng bình quân đầu người thấp. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng và các nhóm dân cư có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ người nghèo là người dân tộc thiểu số còn cao, nguy cơ tái nghèo có thể gia tăng do nhiều nguyên nhân như: thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả, tác động của hội nhập, Cơ hội tìm việc làm của người nghèo cũng sẽ ít hơn. Tỷ lệ hộ dân tái nghèo ở nước ta còn lớn, xoá đói, giảm nghèo thiếu tính bền vững.
    Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, toàn bộ lãnh thổ của tỉnh nằm giữa hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu. Diện tích tự nhiên 1.475,19 km2, dân số 1.051.000 người, mật độ dân số đạt 704 người/km[SUP]2[/SUP], là một trong những tỉnh có mật độ dân số cao nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
    Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Long rất quan tâm đến công tác xoá đói, giảm nghèo, thực hiện nhiều chính sách và các dự án xoá đói, giảm nghèo mang lại hiệu quả thiết thực, với sự nỗ lực của các ngành, các cấp và bản thân của các hộ nghèo đã phấn đấu góp phần hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 13,8%, với 27.677 hộ năm 1994 giảm xuống còn 3,51%, với 8.089 hộ vào cuối năm 2005 (theo tiêu chí cũ), với kết quả này đã về đích trước thời hạn so với Nghị quyết của Tỉnh đề ra là 5%. Tuy nhiên về lợi thế so sánh tài nguyên thiên nhiên, Vĩnh Long không có biển, không có núi, không có rừng. Mặt khác Vĩnh Long là một tỉnh diện tích đất hẹp người đông, trình độ dân trí còn hạn chế, kết cấu hạ tầng còn thấp, kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các vùng. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo của tỉnh còn cao, theo tiêu chí mới, đến cuối năm 2007 còn 9,86% so tổng số hộ toàn tỉnh, trong đó tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc khmer còn rất cao, chiếm 50,50% so tổng số hộ khmer trong tỉnh, tập trung ở 4 huyện Tam Bình, Bình Minh, Trà Ôn, Vũng Liêm. Có gần 92% hộ nghèo sống ở nông thôn và toàn tỉnh còn 5 ấp và 3 xã đặc biệt khó khăn. Do vậy, vấn đề đặt ra cho Tỉnh Vĩnh Long trong việc kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn không chỉ có ý nghĩa thực hiện mục tiêu chung của cả nước mà còn có vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, vươn lên tránh tụt hậu so với các tỉnh trong khu vực, đồng thời đáp ứng yêu cầu trong tiến trình hội nhập và phát triển. Trước yêu cầu đó, việc nghiên cứu, lý giải một cách đầy đủ có cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội, trước hết là ở nông thôn để đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương Vĩnh Long là yêu cầu cấp thiết, cho nên tác giả đã chọn đề tài Kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long” để làm luận văn thạc sĩ Kinh tế.


    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU
    Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KẾT HỢP XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN 8
    1.1. Một số vấn đề lý luận về kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn 8
    1.2. Kinh nghiệm kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 34
    Chương 2: THỰC TRẠNG KẾT HỢP XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG 43
    2.1. Những đặc điểm tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến đói nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Vĩnh Long 43
    2.2. Thực trạng đói nghèo và kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long 52
    Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KẾT HỢP XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG 78
    3.1. Phương hướng, mục tiêu kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Long 78
    3.2. Các giải pháp cơ bản kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long 83
    KẾT LUẬN 112
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
     
Đang tải...