Thạc Sĩ Kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên trong Quân đội nh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 16/11/13
    Last edited by a moderator: 16/11/13
    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu
    Nghiên cứu đề tài kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay xuất phát từ những yêu cầu mới về vai trò chủ trì về chính trị, đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị của chính trị viên theo tinh thần Nghị quyết 51/NQ-TW của Bộ Chính trị khoá IX, Nghị quyết 513/NQ-ĐUQSTƯ (nay là Quân uỷ Trung ương). Vì vậy, đề tài này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, được tác giả ấp ủ nghiên cứu từ nhiều năm nay. Việc làm rõ nội hàm của năng lực tư duy lý luận, năng lực thực tiễn, cũng như chỉ ra thực chất kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên, từ đó làm rõ những nhân tố cơ bản quy định việc kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn là việc làm cần thiết để khảo sát thực trạng, dự báo tình hình tác động và đề ra yêu cầu kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên. Trên cơ sở đó, đưa ra giải pháp cơ bản, đồng bộ, có tính khả thi kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên, giúp họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
    Công trình được kết cấu gồm: phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Với kết cấu 3 chương (7 tiết) cho phép tác giả triển khai và giải quyết được những vấn đề lý luận và thực tiễn mà luận án đề ra.
    2. Lý do lựa chọn đề tài
    Người cán bộ chính trị dù ở cấp nào cũng cần phải có năng lực tư duy lý luận và năng lực thực tiễn, hai năng lực này tạo nên tài năng của họ. Năng lực tư duy lý luận và năng lực thực tiễn trong người cán bộ có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Người cán bộ muốn có trình độ khái quát tốt đòi hỏi phải có năng lực tư duy lý luận tốt. Ngược lại, nếu có năng lực tư duy lý luận mà không biết liên hệ với thực tiễn thì năng lực tư duy lý luận sẽ dần dần phai nhạt, dừng lại ở tư duy trừu tượng, chỉ là lý thuyết, xa rời thực tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” [82, tr. 496]. Thực tế đó đòi hỏi người cán bộ chính trị cần phải có năng lực tư duy lý luận và năng lực thực tiễn tốt.
    Chính trị viên là người chủ trì về chính trị, đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị ở cấp phân đội; giữ vai trò chủ chốt trong việc xây dựng phân đội vững mạnh về chính trị, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng b ước hiện đại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới của cách mạng. Nhiệm vụ đó đòi hỏi chính trị viên không những phải kiên định vững vàng, nhạy bén về chính trị, mà còn phải có năng lực quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết, chỉ thị của cấp trên phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị mình. Vì vậy, cần kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
    Nhận thức được tầm quan trọng của năng lực tư duy lý luận và năng lực thực tiễn đối với chính trị viên, thời gian qua, lãnh đạo, chỉ huy các cấp đã luôn quan tâm đến việc kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên. Theo đó, các học viện, nhà trường quân đội đã nhận thức và đặc biệt quan tâm đến việc kết hợp trang bị tri thức lý luận khoa học và nâng cao khả năng vận dụng tri thức đó vào thực tiễn công tác đảng, công tác chính trị theo cương vị, chức trách của chính trị viên. Trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã chú trọng tri thức lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác đảng, công tác chính trị, đường lối, quan điểm của Đảng và năng lực thực tiễn phù hợp với cương vị, chức trách của chính trị viên. Các đơn vị trong quản lý, sử dụng chính trị viên cũng đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, nâng cao cả về năng lực tư duy lý luận và năng lực thực tiễn. Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao phẩm chất, năng lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, chính trị viên cũng thường xuyên tự tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận và khả năng vận dụng tri thức khoa học vào thực tiễn công tác.
    Tuy nhiên, trong nhận thức và thực hiện việc kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên còn có không ít bất cập. Hiện nay, một bộ phận chính trị viên còn hạn chế về năng lực tư duy lý luận và năng lực thực tiễn, làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, việc phát huy vai trò của các chủ thể, cũng như sự đổi mới về nội dung và phương thức kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.
    Vì vậy, kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên giúp họ hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Đây là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội ta vững mạnh toàn diện.
    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Góp phần làm tốt việc kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
    * Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu thực chất và những nhân tố cơ bản quy định kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
    * Phạm vi nghiên cứu: kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên ở các đơn vị binh chủng hợp thành, số liệu khảo sát từ năm 2006 đến nay.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    * Đóng góp mới của luận án: góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
    Đề xuất giải pháp cơ bản, đồng bộ, có tính khả thi kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
    * Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án: kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học giúp các cơ quan chức năng nghiên cứu đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng chính trị viên Quân đội ta hiện nay.
    Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập và tiến hành kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên.




    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ph.Ăngghen (1873 - 1883), “Biện chứng của tự nhiên”, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập (t.) 20, Nhà xuất bản (Nxb) Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, trang (tr.) 451 - 826.
    2. Ph.Ăngghen (1876 - 1878), “Chống Đuyrinh”, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, t. 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 9 - 450.3. Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết của Bộ Chính trị về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam, số: 51/NQ-TW, Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2005.
    4. Nguyễn Thái Bình (2001), “Giảng dạy triết học Mác - Lênin với việc trang bị tư duy biện chứng cho sinh viên”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (số 4), tr. 79 - 80.
    5. Bộ tự lệnh Quân đoàn 4, Báo cáo tình hình đội ngũ cán bộ chính trị Quân đoàn, Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 6 năm 2011.
    6. Bộ Quốc phòng, Chương trình khung giáo dục đại học khối ngành khoa học quân sự, Trình độ đào tạo: đại học, ngành đào tạo: xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, (Ban hành kèm theo Thông tư số: 105/2011/TT-BQP ngày 07 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng), Hà Nội, 2011.
    7. Nguyễn Văn Cần (2010), “Vai trò của khoa học xã hội nhân văn quân sự đối với việc xây dựng, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị của học viên đào tạo chính uy, chính trị viên”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, (số 1), tr. 64 - 66.
    8. Lương Cường (2012), Vai trò của chính uỷ, chính trị viên trong cơ chế Đảng lãnh đạo Quân đội, Tạp chí Lý luận Chính trị, (số 1), tr. 62 - 66.
    9. Nguyễn Thị Thanh Dung (2010), Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    10. Nguyễn Văn Dũng (2012), “Phát triển năng lực tư duy lý luận của chính uỷ trung đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
    11. Dương Quốc Dũng (2008), “Gắn lý luận với thực tiễn, nhà trường với đơn vị trong xác định mục tiêu đào tạo chính uỷ, chính trị viên hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, (số 4), tr. 1 - 4.
    12. Dương Minh Đức (2006), “Nâng cao năng lực tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội.
    13. Nguyễn Bá Dương (2008), Sĩ quan trẻ với tư duy về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thời kỳ hội nhập WTO, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
    14. Nguyễn Bá Dương (2011), “Tăng tính thực tiễn - lý luận trong đào tạo, bồi dưỡng chính uỷ, chính trị viên hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, (số 6), tr. 67 - 70.
    15. Đảng bộ Học viện Chính trị quân sự (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Học viện Chính trị quân sự, lần thứ XIII, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
    16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2, Ban Chấp hành Trung ương (Khoá VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
    21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.[FONT=Verdana, Arial, Tahoma, Calibri, Geneva, sans-serif][FONT=verdana, tahoma, arial]
     
Đang tải...