Luận Văn Kết hợp mô hình SIM và phương pháp Markowitz xây dựng danh mục đầu tư tối ưu có cơ cấu ngành

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kết hợp mô hình SIM và phương pháp Markowitz xây dựng danh mục đầu tư tối ưu có cơ cấu ngành
    LỜI MỞ ĐẦU

    Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Khi tham gia vào thị trường mua bán và nắm giữ chứng khoán các nhà đầu tư luôn kì vọng thu được lợi nhuận cao tuy nhiên các chứng khoán luôn ẩn chứa rủi ro - là tính không chắc chắn trong nguồn lợi tức mà nó mang lại cho người nắm giữ. Do vậy, muốn tham gia vào cuộc chơi chứng khoán, nhà đầu tư phải là người biết chấp nhận rủi ro.
    Theo lí thuyết thì rủi ro ở thị trường chứng khoán gồm rủi ro hệ thống - là loại rủi ro không đa dạng hóa được và rủi ro phi hệ thống - là loại rủi ro có thể đa dạng hóa được. Vì vậy, để đạt được mức lợi nhuận kì vọng với mức rủi ro nhất định nhà đầu tư phải áp dụng nguyên tắc đa dạng hóa. Muốn đạt được điều này, nhà đầu tư phải lập được một danh mục cho riêng mình. Đa dạng hóa sẽ làm cho nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro phi hệ thống ở mức thấp nhất. Khi nhà đầu tư thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư, họ sẽ lập được một danh mục có mức lợi nhuận kỳ vọng mong muốn ở mức rủi ro mà nhà đầu tư có thể chịu đựng.
    Thiết lập danh mục tối ưu bằng phương pháp Markowitz là phương pháp cổ điển nhưng rất hiệu quả. Để thiết lập danh mục tối ưu cần xác định biên hiệu quả mà trong thực tế do có nhiều tài sản rủi ro nên việc tính toán, ước lượng ma trận hiệp phương sai để xác định biên hiệu quả rất phức tạp. Nếu lợi suất tài sản tuân theo mô hình chỉ số đơn - SIM ( Simple Index Model) thì ta sẽ xác định danh mục tiếp tuyến của nhóm tài sản thông qua thuật toán EGP (Elton – Gruber – Padbercy), sau đó tổ hợp danh mục tiếp tuyến cúa các nhóm theo phương pháp Markowitz để xây dựng danh mục tối ưu.
    Trong quá trình tìm hiểu và thực tập tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC), Phòng Tư vấn và Đầu tư tài chính có đưa ra đề nghị thiết lập danh mục tối ưu có cơ cấu ngành bằng phương pháp toán. Và áp dụng những kiến thức đã được học nên em đã chọn chuyên đề thực tập “Kết hợp mô hình SIM và phương pháp Markowitz xây dựng danh mục đầu tư tối ưu có cơ cấu ngành”
    Chuyên đề thực tập gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về đầu tư chứng khoán và danh mục đầu tư chứng khoán. Chương này trình bày tổng quan kiến thức về chứng khoán và đầu tư chứng khoán.
    Chương 2: Lí thuyết lựa chọn danh mục tối ưu. Chương này trình bày các lí thuyết ứng dụng để thiết lập danh mục tối ưu.
    Chương 3: Xác định danh mục đầu tư có cơ cấu ngành. Chương này trình bày mô hình chỉ số đơn - SIM đươc áp dụng để lọc danh mục hiệu quả cho ngành bằng thuật toán EGP, sau đó dùng làm đầu vào cho phương pháp Markowitz xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả có cơ cấu ngành.
    Trong thời gian thực tập chuyên ngành tại Công ty BSC em đã được sự giúp đỡ rất tận tình của các anh chị trong Phòng Tư vấn và Đầu tư Tài chính. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty BSC, đặc biệt là Phòng Tư vấn và Đầu tư Tài chính đã tạo cơ hội và điều kiện cho em được thực tập chuyên ngành tại quý công ty.
    Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Toán Kinh tế đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực tập. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Giảng viên TS. Ngô Văn Thứ - Trưởng Bộ môn Toán Tài Chính - Khoa Toán Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp em lựa chọn và định hướng đề tài, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ để em hoàn thành chuyên đề này.
    Em xin chân thành cảm ơn!


    MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ DANH MỤC ĐẦU TƯ3
    I. CHỨNG KHOÁN VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 3
    1. Cổ phiếu. 3
    1.1. Phân loại cổ phiếu. 3
    1.1.1. Cổ phiếu phổ thông. 3
    1.1.2. Cổ phiếu ưu đãi5
    1.2. Lợi tức cổ phiếu. 6
    1.2.1. Cổ tức. 6
    1.2.2. Lãi vốn. 6
    1.3. Rủi ro của cổ phiếu. 8
    2. Trái phiếu. 10
    2.1. Phân loại trái phiếu. 12
    2.2. Những nguồn lợi tức tiềm năng của trái phiếu. 13
    2.3. Rủi ro điền hình của trái phiếu. 14
    3. Chứng chỉ quỹ đầu tư. 14
    3.1. Phân loại quỹ đầu tư. 15
    3.2. Ưu điểm của chứng chỉ - cổ phần quỹ đầu tư. 15
    3.3.Nguồn lợi tức tiềm năng của chứng chỉ - cổ phần quỹ đầu tư. 15
    4. Chứng khoán có thể chuyển đổi16
    4.1. Ưu điểm của chứng khoán chuyển đổi16
    4.2. Bất lợi của chứng khoán chuyển đổi16
    5. Chứng khoán phái sinh. 17
    5.1. Quyền mua cổ phần. 17
    5.2. Chứng quyền. 18
    5.2.1. Đặc điểm 18
    5.2.2. Giá trị của chứng quyền. 18
    5.3. Hợp đồng kì hạn. 19
    5.4. Hợp đồng tương lai19
    5.4.1. Cơ chế giao dịch hợp đồng tương lai19
    5.4.2.Thoát khỏi một vị thế. 20
    5.5.Quyền chọn. 20
    II.NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ 21
    1.Khái niệm và vai trò của đầu tư theo danh mục. 21
    1.1.Khái niệm danh mục đầu tư. 21
    1.2.Vai trò của đầu tư theo danh mục. 21
    1.2.1.Đối với nhà đầu tư chứng khoán. 21
    1.2.2.Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán. 22
    2.Một số đặc trưng của danh mục. 22
    3.Nguyên lí đa dạng hóa. 23
    4.Lí thuyết thị trường hiệu quả. 24
    III.LÍ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUẢN LÍ DANH MỤC ĐẦU TƯ 26
    1.Khái niệm 26
    2.Nội dung quản lí danh mục đầu tư. 26
    2.1.Xác định mục tiêu đầu tư. 26
    2.2.Nội dung, vai trò của quản lí danh mục đầu tư. 26
    2.2.1.Nội dung quản lí danh mục đầu tư. 26
    2.2.2.Vai trò của quản lí danh mục đầu tư. 27
    3.Các chiến lược quản lí danh mục đầu tư. 28
    3.1.Quản lí danh mục trái phiếu. 28
    3.1.1.Quản lí thụ động. 28
    3.1.2.Quản lí chủ động. 29
    3.1.3.Quản lí bán chủ động. 30
    3.2.Quản lí danh mục đầu tư rủi ro. 32
    3.2.1.Quản lí chủ động. 32
    3.2.2.Quản lí thụ động. 32
    4.Đánh giá hoạt động quản lí danh mục đầu tư. 33
    4.1.Phương pháp Treynor33
    4.2.Phương pháp Sharpe. 34
    4.3.Phương pháp Jensen. 34
    CHƯƠNG II LÍ THUYẾT LỰA CHỌN DANH MỤC TỐI ƯU 37
    I.PHƯƠNG PHÁP MARKOWITZ. 37
    1.Mục tiêu của nhà đầu tư. 37
    1.1.Mục tiêu “lí tưởng”. 37
    1.2.Mục tiêu tối ưu Pareto. 37
    2.Phương pháp thiết lập danh mục tối ưu khi chỉ có tài sản rủi ro. 38
    2.1.Mô hình xác định tập danh mục biên duyên. 38
    2.2.Tập danh mục biên duyên. 39
    2.2.1.Khái niệm và mô tả hình học tập danh mục biên duyên. 39
    2.2.2.Tính chất tập danh mục biên duyên và danh mục hiệu quả. 40
    3.Phương pháp thiết lập danh mục tối ưu khi có tài sản rủi ro và phi rủi ro42
    3.1.Danh mục biên duyên và danh mục hiệu quả. 43
    3.1.1.Tập danh mục biên duyên. 43
    3.1.2.Tập danh mục hiệu quả. 44
    II.MÔ HÌNH CHỈ SỐ ĐƠN - SIM . 44
    1.Mô hình và giả thiết44
    2.Ứng dụng SIM thiết lập danh mục tối ưu bằng thuật toán EGP (Elton – Gruber – Padbercy)45
    III.MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ 46
    1.Mô hình K nhân tố. 46
    1.1.Mô hình K nhân tố đối với lợi suất tài sản. 46
    1.2.Các phương pháp xác định nhân tố. 47
    1.2.1.Sử dụng các biến kinh tế vĩ mô. 47
    1.2.2.Sử dụng các đặc trưng của tài sản. 47
    2.Danh mục nhân tố và ứng dụng. 48
    2.1.Lập danh mục nhân tố. 48
    2.2.Một số đặc diểm của danh mục nhân tố. 48
    2.3.Một số ứng dụng của danh mục nhân tố. 49
    2.3.1.Sử dụng danh mục nhân tố để lập danh mục phỏng theo một danh mục bất kì49
    2.3.2.Sử dụng danh mục nhân tố để phân bổ tài sản trong lập danh mục đầu tư50
    3.Mô hình Fama-French. 50
    CHƯƠNG III53
    XÁC ĐỊNH DANH MỤC ĐẦU TƯ CÓ CƠ CẤU NGÀNH 53
    I.XÂY DỰNG DANH MỤC TỐI ƯU 53
    1.Xác định chứng khoán cho danh mục. 53
    2.Ứng dụng SIM thiết lập danh mục đầu tư hiệu quả cho từng ngành. 57
    2.1.Kiểm định tính dừng của chuỗi lợi suất57
    2.2.Xác định các tham số đầu vào cho thuật toán EGP. 58
    2.3.Thuật toán EGP áp dụng cho thị trường không cho phép bán khống60
    3.Thiết lập danh mục đầu tư có cơ cấu ngành bằng phương pháp Markowitz62
    3.3.Xác định cơ cấu ngành cho danh mục đầu tư tối ưu với một mức lợi suất cho trước64
    3.4.Xác định cơ cấu ngành cho danh mục đầu tư tối ưu với mức rủi ro cho trước64
    II.PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ DANH MỤC ĐẦU TƯ 65
    1.Lợi suất, rủi ro và giá của rủi ro. 65
    2.Đánh giá tính khả thi của danh mục tối ưu. 66
    2.1.Phương pháp Treynor66
    2.2.Phương pháp Sharpe. 67
    KẾT LUẬN 68
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
    PHỤ LỤC 1: BẢNG HỆ SỐ TƯƠNG QUAN 70
    PHỤ LỤC 2: KIỂM ĐỊNH CHUỖI DỪNG 73
    PHỤ LỤC 3: MÔ HÌNH CHỈ SỐ ĐƠN – SIM . 77
     
Đang tải...