Luận Văn Kết hợp công nghệ gps và toàn đạc điện tử trong công tác trắc địa phục vụ xây dựng

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: KẾT HỢP CÔNG NGHỆ GPS VÀ TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA PHỤC VỤ XÂY DỰNG

    MỤC LỤC​
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong quá trình xây dựng và sử dụng lưới TĐCT, mạng lưới thường được đo lại nhằm kiểm tra sự ổn định của các mốc. Trong nhiều trường hợp khi đo kiểm tra lưới, một số hướng ngắm đã bị che khuất do chính công trình xây dựng, hoặc do các khối vật liệu xây dựng, máy móc thi công trên công trường. Trong trường hợp này việc đo toàn bộ lưới bằng TĐĐT là không thể thực hiện được. Theo các tài liệu kỹ thuật cũng như từ kinh nghiệm đo GPS cho thấy độ chính xác đo GPS cạnh ngắn khá cao, về sai số chiều dài không quá 5 mm và sai số phương vị cũng chỉ vài giây. Việc đo GPS lại không đòi hỏi phải thông hướng do đó cho phép đo trong điều kiện công trường đang xây dựng. Nếu kết hợp công nghệ GPS và TĐĐT để đo các mạng lưới TĐCT sẽ khắc phục được tình trạng không thông hướng giữa một số điểm trong lưới.
    Mặt khác việc đo cao cho toàn bộ mạng lưới cũng tốn khá nhiều thời gian và công sức. Nghiên cứu khả năng xác định độ cao thuỷ chuẩn bằng công nghệ GPS cũng là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho những người làm công tác trắc địa.
    Một thực tế nữa là trong thi công nhà cao tầng khi chuyển trục lên cao, nếu thực hiện bằng các máy móc thông thường như máy chiếu đứng, TĐĐT vv sẽ gặp không ít khó khăn về kỹ thuật cũng như điều kiện thi công trên công trình. Tìm hiểu khả năng sử dụng công nghệ GPS kết hợp với TĐĐT phục vụ chuyển trục công trình lên cao trong thi công nhà cao tầng cũng cần được nghiên cứu để có thể đưa ra những kết luận và áp dụng vào thực tế.
    Việc lựa chọn đề tài “Kết hợp công nghệ GPS và TĐĐT trong công tác trắc địa phục vụ xây dựng” nhằm giải quyết phần nào những vấn đề cấp thiết nêu trên.

    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    - Nghiên cứu sự phù hợp của các trị đo GPS và trị đo mặt đất bằng TĐĐT, khả năng phối hợp giữa chúng trong xây dựng mạng lưới TĐCT.
    - Tìm hiểu khả năng xác định độ cao thuỷ chuẩn bằng công nghệ GPS.
    - Tìm ra một số giải pháp khi kết hợp GPS và TĐĐT phục vụ chuyển trục công trình lên cao trong thi công nhà cao tầng.
    3. Nhiệm vụ của đề tài
    - Thu thập, nghiên cứu các tài liệu liên quan về ứng dụng công nghệ GPS và TĐĐT trong xây dựng, độ chính xác và các tiêu chuẩn trong xây dựng.
    - Thu thập các số liệu thực tế từ việc xây dựng lưới TĐCT và lưới chuyển trục công trình lên cao tại các công trình xây dựng như Nhà máy Xi măng Thái Nguyên, công trình Trung tâm Hội nghị Quốc gia, toà nhà 34 tầng khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính vv
    - Sử dụng phần mềm GPSurvey2.35 bình sai hỗn hợp mạng lưới GPS kết hợp với các trị đo cạnh bằng TĐĐT.
    - Bình sai mạng lưới GPS kết hợp với mô hình Geoid.
    - Sử dụng công nghệ GPS đo kiểm tra việc chuyển trục công trình lên cao.
    - Tổng hợp các kết quả thu được, so sánh, đánh giá và đưa ra các kết luận.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thống kê: thu thập, tổng hợp, xử lý các thông tin và tài liệu liên quan.
    - Phương pháp phân tích: sử dụng các phương tiện và các công cụ tiện ích, phân tích có lôgíc các tư liệu, số liệu hiện có làm cơ sở để giải quyết các vấn đề đặt ra.
    - Phương pháp so sánh: Tổng hợp các kết quả, so sánh đánh giá và đưa ra các kết luận chính xác về vấn đề đặt ra.
    6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đo đạc và tính toán bình sai theo các phương án Lưới TĐCT Nhà máy Xi măng Thái Nguyên.
    - Sử dụng công nghệ GPS đo kiểm tra việc chuyển trục lên các tầng 14, 20, 27 của toà nhà 34 tầng khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính.
    7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    - Qua nghiên cứu chúng ta thấy rằng độ chính xác định vị GPS tương đối trên khoảng cách ngắn cao xấp xỉ độ chính xác đo chiều dài bằng các máy TĐĐT thông dụng hiện nay. Trong một số trường hợp, điều kiện đo trên công trường xây dựng bị hạn chế về khả năng thông hướng, việc sử dụng GPS kết
     
Đang tải...