Luận Văn Kết hợp ba mô hình sóng, chuyển dịch bùn cát và diễn biến đáy để mô phỏng sự thay đổi mái dốc bờ biể

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT : Ba mô hình bao gồm mô hình sóng, mô hình vận chuyển bùn cát và mô
    hình diễn biến đáy được kết hợp để mô phỏng sự thay đổi mái dốc bờ biển dưới tác động của
    sóng thẳng góc với bờ. Mô hình được áp dụng tính toán thử nghiệm cho 2 trường hợp. Trường
    hợp thứ nhất là mô phỏng sự chuyển dịch và biến dạng của một mô cát dưới tác dụng của
    sóng để xem xét sự hợp lý về mặt định tính của mô hình. Trường hợp thứ hai là áp dụng mô
    phỏng sự thay đổi mái dốc bờ biển có kích thước thực tế được xây dựng trong phòng thí
    nghiệm, kết qủa đo đạc thực nghiệm được so sánh với kết qủa tính toán để đánh giá mức độ
    chính xác của mô hình.
    1.GIỚI THIỆU
    Nguyên nhân gây ra sự xói lở bờ biển là do tác động của sóng và dòng chảy làm cho bùn
    cát dịch chuyển theo hai hướng: thẳng góc với bờ (cross shore) và dọc theo bờ (long shore).
    Thông thường sự biến đổi bờ xảy ra trong thời gian dài (long term) được xem như là hệ qủa
    của sự chuyển dịch bùn cát dọc bờ do tác động của sóng và dòng chảy, trong khi sự biến đổi
    bờ xảy ra trong thời gian ngắn (short-term) hoặc theo mùa (seasonal variation) thường là hệ
    qủa sự chuyển dịch bùn cát thẳng góc với bờ chủ yếu do tác động của sóng [6]. Trong nghiên
    cứu này xem xét trong trường hợp sự biến đổi mái dốc bờ ngắn hạn và chủ yếu do tác động
    của sóng thẳng góc với bờ.
    Quá trình diễn biến xói lở bờ biển do tác động của sóng thẳng góc với bờ là một qúa trình
    khá phức tạp, nó bị tác động bởi các yếu tố như chiều cao sóng, vị trí sóng vỡ, dòng chảy do
    sóng vỡ, ứng suất do sóng tác dụng trên đáy, lượng bùn cát chuyển dịch và cách thức biến
    dạng mái dốc bờ biển. Một số các yếu tố trên hiện nay vẫn chưa được hiểu rõ tường tận, đặc
    biệt là trong vùng sóng vỡ nên đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để mô phỏng diễn biến
    mái dốc bờ. Nhìn chung có 3 cách tiếp cận: (i) Dựa trên các số liệu đo đạc để tìm các công
    thức thực nghiệm hoặc bán thực nghiệm đánh giá sự ổn định hoặc xu hướng biến đổi mái dốc
    theo các yếu tố sóng, đặc tính bùn cát và địa thế mái dốc bờ. (ii) Xây dựng các mô hình mô
    phỏng riêng lẻ từng hiện tượng như mô hình truyền sóng, mô hình chuyển dịch bùn cát, mô
    hình diễn biến bờ và kết hợp để tìm sự tương tác lẫn nhau. (iii) Xây dựng mô hình cấu trúc
    dòng chảy do sóng (lúc sóng chưa vỡ và lúc sóng vỡ) để xác định các thông số ảnh hưởng đến
    sự chuyển dịch bùn cát đồng thời kết hợp với mô hình vận chuyển bùn cát để mô phỏng sự
    biến dạng bờ.
    Trong nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận (ii) để mô hình hoá sự thay đổi mái dốc
    bờ biển dựa trên 3 mô hình cơ bản như sau :
    + Mô hình sóng khu vực nước nông có xét đến sự phi tuyến của hằng số sóng do ảnh
    hưởng độ sâu nước nông và sự thay đổi chiều cao sóng do hiện tượng sóng vỡ
    + Mô hình chuyển tải bùn cát khi sóng vỡ và lúc chưa vỡ
    + Mô hình mô phỏng sự diễn biến đáy
    Ba mô hình trên được áp dụng luân phiên để mô phỏng sự tương tác giữa các yếu tố với
    nhau. Mô hình được khảo sát định tính bằng việc tính toán diễn biến của một mô cát dưới tác
    động của sóng và khảo sát định lượng bằng việc mô phỏng sự sạt lở của một mái dốc bờ biển
    dưới tác động của sóng trong phòng thí nghiệm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...