Tiểu Luận Kết Hôn Và Các Điều Kiện Kết Hôn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề 1: Độ tuổi kết hôn
    Ø Xác định cách tình độ tuổi kết hôn của nam và nữ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình. Nêu ví dụ cụ thể :
    Theo khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000: “Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên” thì được phép kết hôn.
    Cách tính tuổi ở đây, đối với nữ là sau ngày sinh nhật thứ 17, đối với nam là sau ngày sinh nhật thứ 19 thì người đó có quyền kết hôn. Không bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi trở lên và nữ phải từ đủ mười tám tuổi trở lên.
    Ví dụ : Một anh A sinh ngày 1/2/1992 thì sau ngày sinh nhật thứ 19, nghĩa là sau ngày 1/2/2011 thì anh ta đã đủ độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.Đối với nữ, nếu chị B sinh ngày 31/12/1992 thì sau sinh nhật thứ 17,nghĩa là sau ngày 31/12/2009 thì đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
    Ø Trình bày rõ căn cứ hình thành nên quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn.
    Theo pháp Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam cơ sở quy định độ tuổi căn cứ vào nhiều yếu tố phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, con người Việt Nam.
    · Thứ nhất, độ tuổi kết hôn căn cứ vào chỉ số phát triển tâm sinh lý của con người Việt Nam. Kết hôn là hiện tượng xã hội có tính tự nhiên, song con người chỉ ý thức được việc kết hôn và có khả năng thực hiện các trách nhiệm của gia đình khi họ phát triển đến một mức độ nhất định về thể chất và ý thức xã hội. Độ tuổi là thước đo cho sự phát triển của con người, đảm bảo đủ điều kiện để họ thực hiện các trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội.
    · Thứ hai, khả năng thực hiện các nghĩa vụ và quyền về hôn nhân và gia đình của vợ chồng. Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ vợ chồng và các quan hệ xã hội khác. Để mục tiêu của việc kết hôn đạt được, vợ chồng phải có những kỹ năng nhất định trong đời sống gia đình và là tế bào của xã hội. Phát triển đến độ tuổi nhất định, con người mới có khả năng tham gia lao động tạo ra thu nhập nuôi sống gia đình, gánh việc trách nhiệm, thực hiện các nghĩa vụ đối với nhau và đối với xã hội.Tuổi trưởng thành của con người là tuổi hoàn thiện về mặt tâm sinh lý, sức khỏe, có đủ điều kiện thực hiện tốt trách nhiệm vợ chồng, cha, mẹ.
    Thứ ba, độ tuổi kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000 có kế thừa các luật trước đó và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội tại Việt Nam. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1959, 1986 cũng đều quy định độ tuổi kết
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...