Luận Văn Kết hôn giữa công dân việt nam với người nước ngoài

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG I

    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

    1. Sự hình thành và phát triển của vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

    a. Trước năm 2000
    b. Từ năm 2000 đến nay

    2. Khái niệm về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài

    1. Khái niệm về vấn đề kết hôn
    Hôn nhân là cơ sở hình thành gia đình - tế bào của xã hội. Trong mỗi chế độ xã hội, gia đình đều thực hiện những chức năng cơ bản mang tính chất xã hội của nó. Một trong những chức năng cơ bản của gia đình là sinh sản nhằm tái sản xuất ra con người, là quá trình tiếp tục nòi giống. Đó là một quá trình cần thiết của cuộc sống trong một xã hội nhất định. Quá trình này được thể hiện ở chỗ “hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những con người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái – đó là gia đình”. Nếu không có sản xuất và tái sản xuất ra con người thì xã hội không thế phát triển, thậm chí không thể tồn tại được. Như vậy, gia đình là một trong những thể chế cơ bản của xã hội.
    Gia đình ra đời, tồn tại và phát triển trước hết là nhờ Nhà nước thừa nhận hôn nhân của đôi nam nữ, đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ. Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, sự liên kết đó phải được Nhà nước thừa nhận bằng sự phê chuẩn dưới hình thức pháp lý – đó là đăng ký kết hôn. Như vậy, đăng ký kết hôn làm xác lập quan hệ hôn nhân và là cơ sở để hình thành gia đình. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ hôn nhân bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị. Thông qua Nhà nước và bằng pháp luật, giai cấp thống trị tác động vào các quan hệ hôn nhân và gia đình làm cho những quan hệ này phát sinh, thay đổi hay chấm dứt phù hợp lợi ích của giai cấp đó.
    Pháp luật của Nhà nước phong kiến Việt Nam trước đây quy định việc kết hôn của nam nữ phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc họ hàng thân thích. Pháp luật của Nhà nước ta hiện nay quy định việc kết hôn của nam nữ phải dựa trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân lao động.
    Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội. “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”. Vì vậy, Nhà nước ta luôn quan tâm củng cố chế độ hôn nhân và đề ra những biện pháp nhằm làm ổn định quan hệ này. “Nhà nước bảo hôn nhân và gia đỡnh ” (Điều 64 Hiến pháp năm 1992).
    Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
    Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta quy định việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp hai người kết hôn cùng là công dân Việt Nam kết hôn với nhau tại Việt Nam thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc kết hôn là uỷ ban nhân dân cấp cơ sở nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ. Trong trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài mà việc kết hôn tiến hành ở Việt Nam thì uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam đăng ký việc kết hôn. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài. Khi yêu cầu đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ phải cùng có mặt tại cơ quan đăng ký kết hôn, nộp tờ khai đăng ký kết hôn và những giấy tờ cần thiết khác. Trong trường hợp có lý do chính đáng, một trong hai bên kết hôn không thể đến nộp hồ sơ đăng ký kết hôn thì có thể gửi cho cơ quan đăng ký kết hôn đơn xin nộp hồ sơ vắng mặt, trong đơn phải nêu rõ lý do vắng mặt và phải có xác nhận của uỷ ban nhân dân cấp cơ sở nơi người vắng mặt cư trú.

    b. Khái niệm về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài
    Trong khoa học tư pháp quốc tế nói chung và các quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân gia đình nói riêng thì quan hệ hôn nhân và gia đình thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tham gia. Trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về “yếu tố nước ngoài” trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Ở Việt Nam “yếu tố nước ngoài” trong quan hệ hôn nhân và gia đình được quy định tại khoản 14 Điều 8 luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo đó quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:

    a) Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;
    b) Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
    c) Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Bên cạnh đó khoản 4 Điều 100 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định: “Cỏc quy định của Chương này cũng được áp dụng với quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài”.
    Như vậy, theo các quy định trên, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có thể được hiểu là các quan hệ hôn nhân và gia đình sau:
    • Có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài. Người nước ngoài là người không có quốc tịch của nước nơi mà họ đang cư trú. Ở Việt Nam, người nước ngoài được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch. Người có quốc tịch nước ngoài có thể là người có một hoặc nhiều quốc tịch nước ngoài. Như vậy, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có thể xảy ra trong các trường hợp sau: Giữa người Việt Nam với người nước ngoài, giữa người Việt Nam với người không có quốc tịch, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam, giữa người không có quốc tịch với nhau thường trú tại Việt Nam.
    • Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình theo pháp luật nước ngoài (điểm c khoản 14 Điều 8). Theo quy định này có thể hiểu rằng trong một số trường hợp nhất định, pháp luật Việt Nam thừa nhận việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các công dân Việt Nam với nhau trong một chừng mực nhất định .(thờm sau)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...