Sách Kenji Miyazawa – Con người và tác phẩm

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Miyazawa Kenji (Cung Trạch, Hiền Trị, 1896-1933) chỉ là nhà văn Nhật muốn đi tìm một cõi đời không tưởng (Utopia) nghĩa là không thể nào thực hiện trong thế giới hữu hạn của chúng ta. Ông vừa cố vấn về nông nghiệp, vừa rao giảng kinh Pháp Hoa, lại làm thơ và viết truyện nhi đồng, sống một cuộc đời vị tha và nhân ái
    Con trai trưởng trong một gia đình làm nghề cầm đồ ở vùng Hanamaki thuộc tỉnh Iwate miền Bắc nước Nhật, nơi nổi tiếng nghèo nàn, dân chúng thường lâm vào cảnh đói kém. Điều này ám ảnh ông nhiều, nhất là vì được nuôi dạt trong truyền thống từ bi của Phật giáo, ông rất thông cảm kiếp sống nhọc nhằn của họ.
    Từ nhỏ ông đã làm quen với truyện nhi đồng của Iwaya Sazanami (Nham Cốc, Tiểu Ba, 1870-1933) và thơ Ishikawa Takuboku (Thạch Xuyên, Trác Mộc, 1886-1912), hai nghệ sĩ có tư tưởng cấp tiến. Sau khi học xong bậc trung học, ông không chịu nối nghiệp nhà mà ghi tên vào Trường canh nông Morioka và học ở đó từ năm 1915 đến 1918. Thời ấy ông đã bắt đầu làm thơ (mà ông gọi là “ký họa của tâm hồn”) và đăng những truyện nhi đồng trong tạp chí Azaria do ông sáng lập năm 1917.
    Ông ông tự bỏ tiền xuất bản tập thơ Mùa Xuân và Tu La (Haru to Shura,1924).Tu La là một chữ trong kinh Phật có nhiều nghĩa nhưng ý chính hiểu là một cảnh tranh chấp, chém giết hỗn độn.Thơ ông gây được tiếng vang nhưng tập truyện nhi đồng mang tên Quán ăn đòi lắm món (Chuumon no ôi ryôriten) ra đời cùng năm lại bị rơi vào quên lãng. Ra trường xong ông vào dạy Trường canh nông Hanamaki cũng ở trong vùng nhưng từ 1926, đã xin thôi việc để mở một văn phòng cố vấn về canh nông cho dân nghèo.Hành động này làm gai mắt nhà cầm quyền đương thời vì lúc đó phong trào đòi quyền sống do nông dân đề xướng đang bộc phát và họ sợ rối loạn trị an
    Năm 1928, ngã bệnh nhưng ông vẫn cố gắng viết tập văn Đêm theo đường sắt lên Ngân Hà (Ginga tetsudô no yoru)Matasaburô, đứa con của gió (Kaze no Matasaburô), hai tác phẩm cơ sở của ông
    Ông mất ngày 20 tháng 9 năm 1933 vì bệnh lao lúc mới 37 tuổi.
    Trong tác phẩm của ông, ảnh hưởng của Phật Giáo phái Nhật Liên (Nichiren) và tư tưởng xã hội nhân đạo được nhận thấy rõ ràng. Truyện nhi đồng của ông giống như truyện thần tiên, khác hẳn với loại cổ tích mà trẻ em Nhật Bản vẫn được nghe. Nhất là từ khi ông mất, giới phê bình và quần chúng mới bắt đầu tìm thấy những cái hay đẹp trong các tác phẩm của ông (năm 1934, sau khi Đêm theo đường sắt lên Ngân Hà được phát hành). Không những giàu nhạc tính, tươi tắn, dí dõm, đậm đà ngôn ngữ địa phương, tình yêu thiên nhiên và cuộc đời, truyện của ông còn có tính quốc tế, đầy chất thơ, không bị thời gian xoi mòn dù đã trải qua hơn nửa thế kỷ.
    .


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...