Tiến Sĩ Kể truyện người em trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGỮ VĂN
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN iii
    MỤC LỤC .iv
    1. Lý do chọn đềtài 1
    2. Lịch sửvấn đề . 3
    3. Mục đích nghiên cứu 13
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 13
    5. Phương pháp nghiên cứu 14
    6. Đóng góp của luận án . 15
    7. Cấu trúc của luận án 16
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KIỂU TRUYỆN NGƯỜI EM 17
    1.1. Diện mạo kiểu truyện người em . 17
    1.1.1. Nhận diện kiểu truyện người em 17
    1.1.2. Cơsở địa - văn hóa của kiểu truyện người em . 20
    1.2. Đặc điểm nhân vật trong kiểu truyện người em . 26
    1.2.1. Nhân vật chính . 27
    1.2.2. Nhân vật đối thủ . 31
    1.2.3. Nhân vật trợgiúp . 34
    1.3. Đặc điểm cấu tạo cốt truyện trong kiểu truyện người em . 42
    1.3.1. Cấu tạo cốt truyện đơn giản . 43
    1.3.2. Cấu tạo cốt truyện phức tạp . 46
    CHƯƠNG 2 DIỄN HÓA MÔ TÍP TRONG KIỂU TRUYỆN NGƯỜI EM 51
    2.1. Mô típ “chiếm đoạt gia tài” . 51
    2.1.1. Cấu trúc của mô típ trong kiểu truyện . 51
    2.1.2. Sựdiễn hóa của mô típ “chiếm đoạt gia tài” . 53
    2.2. Mô típ “lựa chọn hôn nhân” . 58
    2.2.1. Cấu trúc của mô típ trong kiểu truyện . 58
    2.2.2. Sựdiễn hóa của mô típ “lựa chọn hôn nhân” 59
    2.3. Mô típ “cướp vợ/chồng” 68
    2.3.1. Cấu trúc của mô típ trong kiểu truyện . 68
    2.3.2. Sựdiễn hóa của mô típ “cướp vợ/chồng” 70
    2.4. Mô típ “thửthách” . 74
    2.4.1. Cấu trúc của mô típ trong kiểu truyện . 74
    2.4.2. Sựdiễn hóa của mô típ “thửthách” . 76
    2.5. Mô típ “bắt chước không thành công” 79
    2.5.1. Cấu trúc của mô típ trong kiểu truyện . 79
    2.5.2. Sựdiễn hóa của mô típ “bắt chước không thành công” .80
    2.6. Mô típ “tặng thưởng” 85
    2.6.1. Cấu trúc của mô típ trong kiểu truyện . 85
    2.6.2. Sựdiễn hóa của mô típ “tặng thưởng” . 86
    2.7. Mô típ “trừng phạt” . 90
    2.7.1. Cấu trúc của mô típ trong kiểu truyện . 90
    2.7.2. Sựdiễn hóa của mô típ “trừng phạt” 91
    CHƯƠNG 3 KIỂU TRUYỆN NGƯỜI EMCỦA VIỆT NAM TRONG TƯƠNG
    QUAN VỚI TRUYỆN CÙNG KIỂU ỞCHÂU Á VÀ CHÂU ÂU
    . 98
    3.1. Kiểu truyện người emcủa Việt Nam trong tương quan với truyện cùng
    kiểu ởmột sốquốc gia châu Á 100
    3.1.1. Lược khảo kiểu truyện người em ởmột sốquốc gia châu Á . 101
    3.1.2. Các phương diện tương quan . 105
    3.2. Kiểu truyện người emcủa Việt Nam trong tương quan với truyện cùng
    kiểu ởmột sốquốc gia châu Âu . 122
    3.2.1. Lược khảo kiểu truyện người em ởmột sốquốc gia châu Âu . 122
    3.2.2. Các phương diện tương quan . 124
    KẾT LUẬN 148
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐCỦA TÁC GIẢ . 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤLỤC . 164

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đềtài

    Trong kho tàng truyện cổtích Việt Nam và thếgiới, kiểu truyện người emlà
    một trong những kiểu truyện quen thuộc và tiêu biểu. Sựtập hợp những truyện kểcó
    cùng chủ đềvà mô típ đã góp phần định dạng một kiểu truyện độc đáo, tạo nên màu
    sắc riêng biệt trong bức tranh toàn cảnh sống động, chân thực của truyện cổtích. Trí
    tưởng tượng không có giới hạn của nhân dân đã làm nên những câu chuyện hấp dẫn
    với sự đan xen giữa cái xác thực và cái hoang đường kỳ ảo, lãng mạn bay bổng mà
    vẫn giàu triết lý nhân sinh.
    1.1. Nằm trong nguồn mạch chung của thểloại, kiểu truyện người emlà sản
    phẩm sáng tạo tất y ếu, thểhiện một kiểu nhận thức xã hội của con người trong thời
    đại cổ tích. Đứng trước những biến động lớn lao đang diễn ra trong thực tại, con
    người từchỗngỡngàng đã dần bộc lộnhu cầu được khám phá, nhận thức. Tuy nhiên,
    tại thời điểm đó con người chưa đủkhảnăng khái quát và phân tích những vấn đềxã
    hội còn rất mới mẻvà phức tạp nên tất cả được quy về“sân khấu gia đình” đểgiải
    thích. Vì lẽ đó, truyện cổtích thường xoay quanh đềtài sinh hoạt gia đình, phản ánh
    những xung đột gia đình. Được tái hiện trong kiểu truyện người em, đời sống hiện
    thực được mô tảvới bao bất công, ngang trái. Tập trung quyền lực trong gia đình,
    những người anh (chị) là nhân vật bềtrênvới bản chất xấu xa, còn người em là nhân
    vật thấp hènnhưng hội tụ đầy đủnhững phẩm chất tốt đẹp. Mang đặc điểm khái quát
    hóa, sự đối lập giữa các thành viên trong gia đình thực chất là đối lập giữa các tầng
    lớp trong xã hội phân hóa giai cấp. Sự đối lập ấy còn được thấy qua chung cục cuộc
    đời nhân vật: những người anh (chị) bao giờcũng bịtrừng phạt thích đáng còn người
    em được hưởng hạnh phúc, giàu sang. Kết thúc đó làm cho người nghe thấy thỏa mãn
    trước sựthắng thếtuy ệt đối của cái thiện trước cái ác, hoàn toàn phù hợp với triết lý
    đạo đức dân gian. Những biểu hiện độc đáo ởnhiều phương diện đã khẳng định giá
    trịvà vịtrí của kiểu truyện người embên cạnh các kiểu truyện khác trong kho tàng cổ
    tích Việt Nam đồng thời cho thấy, đây thực sựlà đối tượng khoa học cần phải được
    khám phá một cách cụthểvà nghiêm túc.
    1.2. Nhận ra sức hấp dẫn của kiểu truyện người emtrong kho tàng truy ện cổ
    tích Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã có những kiến giải mang tính chất gợi mởvề
    một sốkhía cạnh nổi bật của kiểu truyện. Tuy nhiên còn nhiều vấn đềcốt lõi nhưcốt
    truy ện, nhân vật, mô típ cần phải được đào sâu và mởrộng hơn nữa, nhằm đi đến
    những phát hiện khoa học vềcấu trúc tổng thểcũng nhưcấu trúc bộphận của một
    kiểu truyện tiêu biểu. Mặt khác, tìm hiểu những dấu hiệu cụthểminh chứng cho tính
    độc đáo của kiểu truyện người emcủa các dân tộc Việt Nam đồng thời với việc mở
    rộng nội dung nghiên cứu theo hướng so sánh với truy ện cùng kiểu của một sốquốc
    gia khác trên thếgiới cũng là cần thiết và phù hợp với xu hướng nghiên cứu văn hóa,
    văn học dân gian trong thời gian gần đây. Sựgần gũi vềchủ đề, nhân vật, kết cấu, mô
    típ trong truy ện cổ tích về người em của các quốc gia được lý giải bằng nhiều
    nguyên nhân khác nhau, có thểbằng con đường giao lưu văn hóa hoặc cũng có thể
    bằng sựnội sinh do chính những điều kiện xã hội lịch sửtương đồng Không chỉ
    tương đồng mà chính sựkhác biệt cũng là một dấu hiệu thẩm mỹliên quan đến đặc
    điểm sinh sống, đến văn hóa, lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng của các quốc gia hay các
    vùng lãnh thổ. Phát hiện mối liên hệtrên nhiều phương diện trong kiểu truyện người
    emcủa Việt Nam và một sốquốc gia khác, giúp ta có một “cái nhìn tham chiếu” đầy
    đủ, sáng tỏvềgiá trịnội dung và hình thức của kiểu truyện. Có thểthấy đây là một
    hướng nghiên cứu mới mẻvà đúng đắn về kiểu truyện người em, cũng là lý do thôi
    thúc chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đềtài.
    1.3. Xuất phát từthực tiễn giảng dạy, chúng tôi nhận thấy truyện cổtích là một
    trong những thểloại được đưa vào giảng dạy với sốlượng tương đối lớn trong các
    cấp học. Đặc biệt trong chương trình đào tạo đại học, thuộc khối kiến thức chuyên
    ngành, môn văn học dân gian nói chung và thểloại cổtích nói riêng luôn được chú
    trọng. Tiếp cận một kiểu truyện độc đáo trong kho tàng cổtích đồ sộcủa dân tộc
    đồng thời đặt kiểu truyện này trong sự đối sánh với những truyện cùng kiểu ởmột số
    quốc gia trên thếgiới không đơn thuần là những “thao tác” khoa học thuần túy mà
    chính là một cách tựnâng cao năng lực nghiên cứu, cảm thụvăn học và trau dồi kiến
    thức phục vụcho công tác giảng dạy môn văn học dân gian của bản thân tác giảluận
    án trong trường đại học.
    Từnhững lý do trên, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu đềtài: Kiểu truyện người em
    trong truyện cổtích các dân tộc Việt Namvới mong muốn tìm đến những chứng cứ
    xác thực minh chứng cho sự đặc sắc của kiểu truyện. Đồng thời đi từmột vấn đềcụ
    thểcủa truyện cổtích, khám phá và tìm hiểu sâu sắc hơn những vấn đềkhác của thể
    loại cũng là một việc làm ý nghĩa và cần thiết đối với chúng tôi trong quá trình nghiên
    cứu và giảng dạy văn học dân gian.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...