Luận Văn Kế toán vốn bằng tiền tại xí nghiệp xây lắp 12 công ty cổ phần xây dựng giao thông thừa thiên Huế

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I. 3
    GIƠÍ THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 12, CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG TT HUẾ 3
    1.1. Khái quát chung về Xí nghiệp Xây lắp 12. 3
    1.1.1.Lịch sử hình thành của XN-XL 12. 3
    1.1.2. Qúa trình phát triển của XN-XL 12 thuộc Cty CP XD GT TTHuế. 3
    1.2 . Chức năng và nhiệm vụ của XN-XL 12. 4
    1.2.1.Chức năng. 4
    1.2.2. Nhiệm vụ. 4
    1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của XN. 5
    1.3.1 . Sơ đồ bộ máy quản lý. 5
    1.3.2.Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận. 6
    1.4. Kết quả hoạt động của XN trong 2 năm 2008 – 2009. 6
    1.4.1. Tình hình lao động của XN 6
    1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của XN. 8
    1.4.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của XN. 11
    1.5. Tổ chức công tác kế toán tại XN-XL 12. 14
    1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán của XN. 14
    Kế toán có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh chính xác đầy đủ, trung thực, kịp thời, liên tục và có hệ thống tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của XN. Ngoài ra kế toán còn có nhiệm vụ kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, chế độ phân phối thu nhập và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Để đảm bảo công việc được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả, XN đã tổ chức bộ máy kế toán 1 cách hợp lý nhất. 14
    1.5.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. 14
    1.5.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. 14
    ♦ Kế toán các đội: tùy theo năng lực và đặc điểm kinh doanh của của từng đội mà sẽ được bố trí từ 1-3 kế toán viên có nhiện vụ theo dõi và phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của đơn vị mình. Cuối mỗi tháng, quý, năm phải quyết toán với cấp trên. . 1.5.2. Lập và luân chuyển chứng từ kế toán. 15
    1.5.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản tại XN 15
    1.5.4. Hình thức kế toán áp dụng. 16
    1.5.4.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán NKCT. 16
    1.5.4.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán NKCT. 16
    1.5.4.3. Hình thức kế toán trên máy vi tính. 18
    CHƯƠNG II. 19
    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI XN XL 12, CTY CP XD GT TT HUẾ 19
    2.1. Kế toán tiền mặt tại quỹ. 19
    2.1.1. Chứng từ sử dụng: 19
    Các chứng từ để sử dụng hạch toán tiền mặt tại quỹ bao gồm: 19
    2.1.2. Tài khoản sử dụng. 19
    2.1.3. Sổ sách kế toán sử dụng tại XN. 19
    2.1.4. Trình tự ghi sổ tại XN. 20
    2.1.5. Kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt. 21
    2.1.5.1. Kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh giảm tiền mặt 21
    2.1.5.2. Kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tăng tiền mặt : 29
    2.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng. 39
    2.2.1. Chứng từ sử dụng. 39
    2.2.2. Tài khoản sử dụng. 39
    2.2.3. Sổ sách kế toán sử dụng tại XN 39
    2.2.4. Trình tự ghi sổ tại XN . 40
    2.2.5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền gửi ngân hàng. 40
    2.2.5.1.Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh giảm tiền gửi ngân hàng. 40
    2.2.5.2. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh tăng tiền gửi ngân hàng. 47
    2.3. Kế toán tiền đang chuyển. 51
    * Hiện nay XN không sử dụng tài khoản 113 – Tền đang chuyển để hạch toán. 51
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 52
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 55























    LỜI MỞ ĐẦU
    Hiện nay, nước ta đang “mở cửa” với xu thế toàn cầu hóa, hợp tác Quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng. Là thành viên chính thúc của tổ chức Thương mại Thế giới WTO nền kinh tế Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển thì cũng gặp không ít khó khăn. Đặc biệt là tính cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, một DN dù hoạt động ở loại hình nào cũng chịu sự tác động của quy luật chi phối, quy luật đào thải từ thị trường. Điều đó thể hiện tính tất yếu của cơ chế thị trường và sức mạnh cạnh tranh trong nền kinh tế quốc dân. Nên các DN muốn tồn tại và phát triển thì phải có những chiến lược kinh doanh mang tính tối ưu nhất, hiệu quả nhất. Đó là DN phải biết phát huy tiềm năng, lợi thế của mình kết hợp với tiếp thu, vận dụng thành tựu khoa học kĩ thuật, cải tiến phương pháp làm việc, phương pháp quản lý nhằm đạt được kế hoạch đề ra.
    Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo trong qúa trình sản xuất kinh doanh của một DN. Vốn bằng tiền của DN là một yếu tố rất quan trọng tại một thời điểm nhất định, nó chỉ phản ánh và có ý nghĩa như một hình thái biểu hiện của vốn lưu động, nhưng sự vận động của vốn bằng tiền được xem là hình ảnh trung tâm của quá trình sản xuất kinh doanh – phản ánh năng lực tài chính của DN.
    Khi đã có nhu cầu về vốn thì tất yếu thị trường về vốn sẽ hình thành. Trong điều kiện đó, các DN phải có đầy đủ điều kiện và khả năng để khai thác thu hút các nguồn vốn trên thị trường nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh và phát triển của mình. Nhưng vấn đề là doanh nghiệp phải xác định chính xác nhu cầu về vốn, cân nhắc lựa chọn hình thức thu hút vốn thích hợp, sử dụng các đòn bẩy kinh tế hợp lý Nhằm đủ sức huy động vốn linh hoạt sử dụng các nguồn vốn và cân đối khả năng thanh toán, trang trải cho các nguồn tài trợ. Để đáp ứng được các yêu cầu đó, nhà quản lý tài chính của DN phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm, hiệu quả; một mặt phải bảo toàn vốn, mặt khác phải sử dụng các biện pháp để tăng nhanh vòng quay vốn kinh doanh. Và kế toán vốn bằng tiền là bộ phận theo dõi dòng chảy của luồng tiền – nơi cung cấp những thông tin cần thiết, sự hộ trợ đắc lực cho nhà quản lý tài chính DN.
    Với sự hiện diện của vốn bằng tiền tuy là bề nổi nhưng nó lại phản ánh trung thực và chính xác nhất tình hình tài chính của DN. Điều này giải thích tại sao một DN làm ăn có lợi nhuận cao nhưng vẫn phá sản.Tức là DN đó có lợi nhuận chứ không có tiền, mà mọi hoạt động của DN thì không thể không sử dụng đến tiền. Như vậy tiền là vấn đề được quan tâm hàng đầu, vần đề sống còn cùa bất cứ DN nào.
    Như đã trình bày ở trên, ta thấy được tầm quan trọng của vốn bằng tiền: là nhu cầu tất yếu để doanh nghiệp hoạt động, là thông tin cần thiết cho nhà quản lý tài chính, là một trong những chỉ tiêu quan trọng để lãnh đạo đánh giá được tình hình tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại Xí nghiệp Xây lắp 12, Cty CP Xây Dựng Giao Thông TT Huế tôi đã chọn đề tài “kế toán vốn bằng tiền” làm chuyền đề tốt nghiệp của mình.
    Do thời gian thực tập ngắn, từ ngày 29/3 đến ngày 15/5 – trong khoảng thời gian chưa đầy 2 tháng nên chuyên đề chỉ tập trung tìm hiểu “ kế toán vốn bằng tiền tại XN XL12 Cty CPXDGT TTHuế” trong phạm vi tháng 12 năm 2009.
    Để hoàn thành chuyên đề này, bài làm đã sử dụng những phương pháp sau:
    - Phương pháp kế toán: là phương pháp sử dụng chứng từ, tài khoản, sổ sách để hệ thống hóa và kiểm soát thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sịnh. Trong đó bao gồm các phương pháp như: Phương pháp kế toán cân đối – tổng hợp, Phương pháp đối ứng tài khoản, Phương pháp kế toán ghi kép.

    - Phương pháp thống kê: là phương pháp thống kê thông tin dữ liệu thu thập được nhằm đối chiếu, so sánh để đưa ra được kết quả.
    - Phương pháp phân tích tài chính: là phương pháp dựa trên những số liệu trên các báo cáo tài chính để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...