Luận Văn Kế toán vật liệu tại công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán vật liệu tại Cty Đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình VN
    LỜI NÓI ĐẦU

    Hiện nay nước ta đang trên con đường đổi mới nền kinh tế, các doanh nghiệp đã vượt qua sự bỡ ngỡ ban đầu, bước vào sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và nâng cao đời sống của người lao động. Để tối đa hoá lợi nhuận thì nhất thiết doanh nghiệp phải làm sao giảm được chi phí vật liệu một cách hợp lý nhất vì chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy mà quản lý nguyên vật liệu là một khâu rất quan trọng trong quản lý sản xuất.
    Xuất phát từ vai trò kế toán là công cụ quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, muốn quản lý vật liệu hiệu qủat thì việc tổ chức công tác kế toán vật liệu ở các doanh nghiệp phải được thực hiện một cách nghiêm túc và ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp cũng như tuân thủ các quy định về kế toán , pháp luật.
    Sau một thời gian thực tập tại công ty đầu tư và phát triển công nghệ truyền hình Việt nam, nhận thức được tầm quan trọng của vật liệu trong doanh nghiệp , được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Mai Thị Bích Ngọc và các cô trong phòng kế toán công ty, tôi đã đi sâu vào đề tài “ Kế toán vật liệu tại công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam”
    Nội dung của bản luận văn gồm ba phần cơ bản như sau:
    Chương 1: Lý luận chung về kế toán vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất
    Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán vật liệu tại công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ truyền hình Việt Nam VTC.
    Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác vật liệu ở công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ truyền hình Việt Nam.
    Do trình độ và thời gian còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy cô và các bạn có những ý kiến đóng góp để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao nhận thức của mình.







    CHƯƠNG 1.
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

    1.1Sự cần thiết phải tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.
    1.1.1 Đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu
    Trong doanh nghiệp sản xuất, nguyên liệu vật liệu là đối tượng lao động và là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành thực thể của sản phẩm. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất, bị tiêu hao toàn bộ và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất trong kì.
    Trong doanh nghiệp sản xuất, vật liệu chiếm một tỉ trọng cao trong số tài sản lưu động và trong tổng số chi phí sản xuất sản xuất tạo ra sản phẩm. Nguyên vật liệu không chỉ ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm sản xuất mà còn liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nếu biết giảm chi phí vật liệu một cách hợp lý, an toàn sẽ mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp , nâng cao hiệu quả đồng vốn bỏ ra. Do đó đòi hỏi phải quản lý nguyên vật liệu .
    1.1.2 Yêu cầu quản lý
    Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của vật liệu trong quá trình SXKD đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ.
    ã Vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất, thường xuyên biến động. Các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành mua vật liệu để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và các nhu cầu khác trong doanh nghiệp . ở khâu thu mua đòi hỏi quản lý và khối lượng, chủng loại, giá mua và chi phí mua cũng như kế hoạch mua theo đúng tiến độ thời gian phù hợp với kế hoạch SXKD.
    ã Trong khâu sử dụng, đòi hỏi việc thực hiện sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định mức, dự toán chi phí nhằm hạ thấp mức tiêu hao vật liệu trong giá thành sản phẩm, tăng thu nhập tích luỹ cho doanh nghiệp , do vậy khâu này cần tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng vật liệu và trong quá trình hoạt động SXKD
    ã Ở khâu dự trữ, doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại vật liệu để đảm bảo cho quá trình SXKD được bình thường, không bị ngừng trệ, gián đoạn do việc cung ứng, mua không kịp thời hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều.
    Tóm lại, quản lý chặt chẽ vật liệu từ khâu thu mua tới khâu bảo quản, sử dụng và dự trữ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài sản ở doanh nghiệp .
    1.1.3 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu .
    Quản lý chặt chẽ vật liệu từ khâu thu mua tới khâu bảo quản, sử dụng và dự trữ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp . Để đáp ứng được yêu cầu quản lý, kế toán nguyên vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
    ã Thực hiện việc đánh giá, phân loại nguyên vật liệu , phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của nhà nước và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp .
    ã Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán , sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp để ghi chép phân loại, tổng hợp số liệu, tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của nguyên vật liệu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cáp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
    ã Tham gia việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua, tình hình thanh toán với người bán, người cung cấp và tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
    1.2 Những nội dung cơ bản tổ chức công tác nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.
     
Đang tải...