Luận Văn Kế toán vật liệu tại công ty Bê tông & xây dựng Thịnh Liệt

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Kế toán vật liệu tại Cty Bê tông & xây dựng Thịnh Liệt

    LỜI NÓI ĐẦU
    ​Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay, sau một thời gian nghiên cứu và thí nghiệm được sự đồng ý của thủ tướng Chính phủ, chế độ hạch toán kế toán đã được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh từ 1.1.1996.
    Yêu cầu cơ bản đầu tiên của chế độ hạch toán kế toán là các doanh nghiệp trong quốc tế sản xuất kinh doanh phải được bảo lấy thu nhập tự trang trải những chi phí cần thiết cho quốc tế sản xuất và có lãi. Do vậy hạ thấp chi phí sản xuất mục tiêu phấn đấu hàng đầu của mọi doanh nghiệp sản xuất.
    Vật liệu, là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chi phí về vật liệu công cụ dụng cụ thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất cũng như trong giá thành sản phẩm. Mặt khác vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất thường chiếm một tỷ trọng lớn bao gồm nhiều loại phức tạp và thường xuyên thay đổi cho nên chi phí về vật liệu trong các doanh nghiệp nếu không được quản lý hạch toán giám sát chặt chẽ sẽ gây ra tổn thất lớn về mặt kinh tế cho các doanh nghiệp. Tổ chức công tác vật liệu là điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí có ảnh hưởng tích cực tới việc nâng cao năng suất lao động, giúp doanh nghiệp đi đúng tiến độ trong cơ chế thị trường như hiện nay việc cung cấp vật liệu, phải kịp thời, đảm bảo chất lượng giá cả hợp lý đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
    Xuất phát từ vị trí yêu cầu và tầm quan trọng của công tác quản lý và hạch toán vật liệu cũng như từ thực tế về công tác vật liệu tại công ty Bê tông và xây dựng Thịnh Liệt em đã chọn đề tài: “Kế toán vật liệu tại công ty Bê tông và xây dựng Thịnh Liệt” cho chuyên đề tốt nghiệp.
    Ngoài phần mở bài và kết luận, chuyên đề của em được chia làm 3 phần:
    Phần I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán vật liệu các doanh nghiệp sản xuất.
    Phần II: Tình hình thực tế về công tác tổ chức hạch toán vật liệu tại công ty Bê tông và xây dựng Thịnh Liệt.
    Phần III. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu tại công ty Bê tông và xây dựng.
    PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HIỆN NAY
    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU.
    1. Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu.
    - Theo Mác: “Đối tượng lao động là tất cả mọi vật thiên nhiên ở xung quanh ta mà lao động có ích có thể tác động vào để tạo ra của cải vật chất cho doanh nghiệp ”. Trong doanh nghiệp sản xuất, vật liệu là đối tượng lao động là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu được của quá trình sản xuất, là cơ s vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Song không phải đối tượng lao động nào cũng là vật liệu mà chỉ những đối tượng lao động đã thay đổi do tác động bởi lao động có ích của con người mới là nguyên vật liệu.
    - Vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất thuộc ts lưu động có đặc điểm.
    + Vật liệu chỉ tham vào một chu kỳ sản xuất nhất định, nó luân chuyển một lần toàn bộ giá trị của mình vào giá trị của sản phẩm.
    + Trong quá trình tham gia vào sản xuất, dưới sự tác động của lao động vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị biến đổi hình thức vật chất ban đầu để cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm.
    2. Vai trò của vật liệu trong quá trình sản xuất:
    trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu là yếu t không th thiếu được trong quá trình sản xuất sản phẩm, không có vật liêu thì không có một quá trình sản xuất nào có thể thực hiện được. Do vật liệu có đặc điểm cơ bản trên vì vậy cung cấp vật liệu, một cách đều đặn, đủ về số lượng đúng về chữ lượng, chủng loại, kịp tham gia vào sản xuất. Với chi phí chiếm tỷ trong cao trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm (70% - 80%), vật liệu quyết định cả về số lượng cả chất lượng của sản phẩm.
    Thêm vào đó trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là yếu tố khách quan để có thể cạnh tranh doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm. Mua hạ giá thành sản phẩm phải giảm mức chi phí vật liệu một cách hợp lý, việc giảm chi phí vật liệu một cách hợp lý là giảm tốc độ cơ sở không có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Như vậy việc giảm chi phí vật liệu góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
    Vật liệu có tầm quan trọng không chỉ trong quá trình sản xuất mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ vật liệu, ở tất cả các khâu, từ khâu thu mua cho đến khâu sử dụng sản xuất ra sản phẩm, đảm bảo tiết kiệm mà vẫn đạt hiệu quả cao.
    3. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
    1.1. Phân loại nguyên vật liệu:
    Phân loại nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ là việc sắp xếp vật liệu thành từng nhóm theo các tiêu thức khác nhau. Yêu cầu của phân loại vật liệu công cụ dụng cụ là phải khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp.
    Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại, thứ vật liệu khác nhau với khối lượng lớn. Mỗi thứ loại vật có nội dung kinh tế công dụng trong quá trình sản xuất và tính năng lý, hoá học khác nhau, khác nhau cả về công dụng kinh tế kỹ thuật phân loại vật liệu là cần thiết để quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết đối với từng loại thứ vật liệu phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp.
    * Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu được chia thành các loại:
    - Nguyên vật liệu chính: Là những loại nguyên vật liệu được tham gia vào quá trình sản xuất thì nó tạo nên hình thái vật chất của sản phẩm.
    - Vật liệu phụ: Là những loại nguyên vật liệu được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện tính năng và nâng cao chất lượng của sản phẩm. Nguyên vật liệu phụ còn được sử dụng để phục vụ cho các nội dung kỹ thuật và quản lý.
    - Nhiên liệu: Bao gồm các loại ở dạng thể lỏng, khí, rắn như than xăng dầu, củi hơi đốt dùng cho công nghễ sản phẩm cho các phương tiện máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất.
    - Phụ tùng thay thế: Bao gồm các phụ tùng, chi tiết dùng để thay thế sửa chữa, máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện được sử dụng cho xây dựng cơ bản (cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản).
    - Vật liệu khác là loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm như, gỗ, sắt thép vụ hoặc phế liệu thu nhặt thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định.
    Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng chủng loại vật liệu trong quá trình tạo ra sản phẩm và là cơ sở xây dựng các tài khoản cấp hai thích hợp để hạch toán.

     
Đang tải...