Luận Văn Kế toán vật liệu & phân tích tình hình quản lý , sử dụng vật liệu tại công ty Cổ phần Xây dựng Công

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Kế toán vật liệu & phân tích tình hình quản lý , sử dụng vật liệu tại Cty Cổ phần Xây dựng Công trình giao thông 118 .


    Lời nói đầu

    Trong nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp sản xuất là tế bào của nền kinh tế, là đơn vị trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất tạo ra cản phẩm.Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào khác ,doanh nghiệp xây dựng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình đều phải tính toán các chi phí bỏ ra và kết quả thu về.Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải đảm bảo bù đắp được chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất và có lãi.
    Vật liệu một trong ba yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất tạo nên thực thể sản phẩm, chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất cũng như trong giá thành sản phẩm.Do đó ,việc quản lý,hạch toán chính xác chi phí vật liệu vào chi phí sản xuất ,giá thành sản phẩm là cần thiết và quan trọng.Hơn nữa, qua phân tích tình hình quản lý, sử dụng vật liệu doanh nghiệp sẽ thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong quản lý, sử dụng vật liệu; từ đó phân tích, tìm được những nguyên nhân và đưa ra được những biện pháp để có thể quản lý và sử dụng vật liệu một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
    Từ nhận thức đó với kiến thức đã lĩnh hội ở nhà trường cộng với kiến thức thực tế qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần xây dựng CTGT 118, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “ Tổ chức công tác kế toán vật liệu và phân tích tình hình quản lý, sử dụng vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng CTGT 118”.
    Đề tài đi sâu nghiên cứu nhằm làm rõ lý luận và tìm hiểu tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán vật liệu, phân tích tình hình quản lý, sử dụng vật liệu từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng CTGT 118.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận ,mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất.
    Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng CTGT 118.
    Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng CTGT 118.
    Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, do còn có hạn chế về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế nên bản luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý , giúp đỡ của các thầy cô, các cán bộ trong phòng TC-KT của công ty và các bạn để bản luận văn này được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Nguyễn Phương Lan cùng tập thể cán bộ công ty cổ phần xây dựng CTGT 118 đã giúp đỡ em hoàn thành Báo cáo này.















    CHƯƠNG I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

    1.1.- Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất.

    1.1.1-Đặc điểm, vai trò của vật liệu đối với sản xuất
    Quá trình sản xuất là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động.
    Theo C.Mac, đối tượng lao động là tất cả mọi vật ở trong tự nhiên mà lao động có ích có thể tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình.Đối tượng lao động gồm hai loại:Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên-đối tượng lao động của ngành khai thác.Loại thứ hai đã qua chế biến, tức là đã có tác động của sức lao động gọi là vật liệu-đối tượng lao động của ngành công nghiệp chế biến.
    Như vậy, ta thấy không phải tất cả đối tượng lao động đều là vật liệu mà chỉ có những đối tượng lao động đá chịu sự tác động bằng sức lao động của con người thì mới trở thành vật liệu, ví dụ như:Núi đá vôi không phải là vật liệu nhưng khi con người khai thác chúng phục vụ cho công nghiệp sản xuất xi măng thì chúng được coi là vật liệu.
    Đặc điểm của vật liệu trong quá trình sản xuất là chỉ tham gia vào một chu trình sản xuất, nó bị tiêu dùng hoàn toàn và thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Về mặt giá trị, giá trị của vật liệu chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm được tạo ra.
    Chính vì đặc điểm nêu trên của vật liệu mà nó có vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất. Chi phí vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất cũng như trong giá thành sản phẩm (trong ngành công nghiệp cơ khí là khoáng sản 50%-60%, trong xây dựng khoảng trên 70% ). Do đó sự biến động của chi phí vật liệu sẽ kéo theo sự biến động về giá thành sản phẩm.

    1.1.2-Yêu cầu quản lý vật liệu
    Quản lý là yêu cầu khách quan đối với một nền kinh tế.Quản lý vật liệu không những có ý nghĩa quan trọng đối với chính bản thân các doanh nghiệp mà xa hơn thế nó còn có tác động trực tiếp đến xã hội,đến nền kinh tế quốc dân, điều này được thể hiện:
    -Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải có lãi, tạo được nguồn tích luỹ.Để đạt được điều này không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi mà cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Nhằm tạo được một thế cạnh tranh thì một trong những giải pháp tối ưu nhất là doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng, đồng thời phải hạ giá thành sản phẩm. Xuất phát từ đặc điểm của vật liệu trong sản xuất là chi phí vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất, trong giá thành sản phẩm, từ đó cho thấy việc tiết kiệm vật liệu có ý nghĩa để giảm chi phí sản xuất mà cụ thể là giảm chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hơn nữa, với một đặc tính khác của nguyên vật liệu chính là cấu thành nên thực thể của sản phẩm nên chất lượng, số lượng , chủng loại của vật liệu được sử dụng vào sản xuất sẽ ảnh hưởng chất lượng của sản phẩm, từ đó tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm. Như vậy có thể khẳng định: quản lý vật liệu có ý nghĩa quyết định sự tồn vong của các doanh nghiệp.
    -Thứ hai, đối với xã hội: xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng lên và đòi hỏi khối lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu đó.Để thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi nguyên vật liệu sản xuất ngày càng phải nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại và phải có chất lượng cao.Mà như chúng ta đã biết, nguồn tài nhiên không phải là vô hạn, do vậy quản lý tốt và sử dụng vật liệu có hiệu quả, cũng có ý nghĩa là chúng ta đang tiết kiệm nguồn lực cho xã hội, cho nền kinh tế quốc dân tạo đà cho sự phát triển của đất nước.
    Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng trên của việc quản lý vật liệu đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các biện pháp quản lý tốt các vật liệu ở các khâu thu mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ:
    -Khâu thu mua" class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">hải quản lý chặt chẽ quá trình thu mua vật liệu, đảm bảo đủ số lượng: đúng quy cách, chủng loại; chất lượng tốt; giá mua và chi phí mua hợp lý. Thực hiện kế hoạch thu mua theo đúng tiến độ, thời gian sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ;một mặt chọn lựa các nhà cung cấp vật tư ổn định, mặt khác phải tìm các nguồn hàng mới để tạo ra cho doanh nghiệp những nguồn hàng dự trữ với chi phí thấp nhất.
    -Khâu bảo quản: Tổ chức tốt việc bảo quản vật liệu trong kho cũng như trong quá trình vận chuyển phù hợp với tính chất của từng loại vật liệu. Trang bị đầy đủ các phương tiện cần đo, kiểm tra, phòng chống cháy nổ .
    -Khâu sử dụng: Sử dụng tiết kiệm (song vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm) nhằm hạ thấp chi phí tiêu hao vật liệu trong giá thành sản phẩm từ đó tiến tới giảm giá bán, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
    -Khâu dự trữ: Tính toán chính xác mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại vật liệu để đảm bảo cho quá trình sản xuất lao động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường. Tránh tình trạng phải ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu hoặc gây ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều.

    1.1.3- Vai trò, nhiệm vụ của kế toán vật liệu
    Để quản lý một cách tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp đó thuộc thành phần kinh tế, loại hình sở hữu hay lĩnh vực hoạt động nào đều phải sử dụng đồng thời hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau, trong đó hạch toán kế toán được gọi là một trong những công cụ hữu hiệu. Hạch toán kế toán được quan niệm như một loại ngôn ngữ kinh doanh, một thứ nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý. Với các chức năng như cung cấp thông tin; kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh; quản trị doanh nghiệp, kế toán nói chung trở thành một công cụ quản lý đắc lực cho các nhà kinh doanh và kế toán vật liệu nói riêng không phải là ngoại lệ.
    Hạch toán kế toán vật liệu có chính xác, đầy đủ, kịp thời thì mới nắm bắt chính xác được tình hình thu mua, dự trữ, xuất dùng .Vật liệu, từ đó đánh giá được quản lý, sử dụng được vật liệu trong quá trình sản xuất, đưa ra được những biện pháp nhắm quản lý, sử dụng vật liệu có hiệu quả nhất; đảm bảo kế hoạch sản xuất về chất lượng.
    Qua phân tích 4cho ta thấy được vai trò quan trọng của kế toán vật liệu. Tuy nhiên để kế toán vật liệu thực sự trở thành công cụ quản lý đắc lực cho các nhà kinh tế, kế toán vật liệu phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
    -Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản; tình hình thu nhập, xuất tồn kho nguyên vật liệu. Tình hình giá thực tế vật liệu đã mua và nhập kho kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua vật tư về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả và thời hạn cung cấp vật liệu nhằm đảm bảo vật liệu về mọi mặt cho sản xuất kinh doanh.
    -Tính toán, xác định chính xác số lượng, giá trị vật liệu thực tế đưa vào sử dụng; kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng vật tư cho sản xuất. Phân bổ hợp lý giá trị vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí, từ đó giúp cho việc xác định chính xác giá thành sản phẩm.
    -Tổ chức hệ thống chứng từ,tài khoản kế toán, các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết phù hợp với kế toán mà doanh nghiệp đã đăng ký áp dụng, tạo điều kiện cho việc quản lý thống nhất của nhà nước.
    -Tổ chức tiến hành lập các báo cáo về vật liệu theo đúng phương pháp và thời hạn quy định nhằm phục vụ cho công tác kế toán, quản trị doanh nghiệp.
    -Tham gia kiểm kê và đưa ra các ý kiến về quá trình thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
    [B]
    [/B]
     
Đang tải...