Chuyên Đề Kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp.

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp.

    [TABLE="width: 100%"]

    [TR]

    [TD="width: 96%"]MôC LôC

    MỤC LỤC 1

    LỜI NÓI ĐẦU 2

    PHẦN I. Tổng quan chung về Kế toán TSCĐ. 3

    1. Khái niệm, đặc điểm của Tài sản cố định. 3

    2. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ. 3

    3. Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu. 4

    4. Nguyên tắc đánh giá TSCĐ. 5

    5. Chứng từ kế toán TSCĐ. 6

    PHẦN II. Kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp. 10

    I. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ. 10

    1. Tài khoản kế toán sử dụng. 10

    2. Kết cấu TK 211. 10

    3. Hạch toán tăng TSCĐ. 11

    4. Hạch toán giảm TSCĐ. 13

    II. Kế toán khấu hao TSCĐ. 17

    III. Kế toán sửa chữa TSCĐ. 18

    Phần III. So sánh các chuẩn mực Kế toán về TSCĐ. 21

    I. So sánh với kế toán Mỹ 21

    1. Về xây dựng và sử dụng hệ thống TK Kế toán 21

    2. Định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. 21

    3. Xác định nguyên giá TSCĐ. 21

    4. Khấu hao TSCĐ. 22

    5. Phân loại sửa chữa TSCĐ. 22

    6. Trao đổi TSCĐ. 22

    II. So sánh chuẩn mực Kế toán Việt Nam với chuẩn mực Kế toán Quốc tế. 23

    1. Định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. 23

    2. Đánh giá lại TSCĐ. 23

    3. Thuê TSCĐ. 24

    III. So sánh chuẩn mực Kế toán Việt Nam với chế độ Kế toán hiện hành 24

    1. Khấu hao TSCĐ. 24

    2. Xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình. 25

    3. Xác định thời gian tính khấu hao của TSCĐ thuê tài chính 25

    Phần IV. Một số ý kiến đề xuất. 27

    Kết luận 30

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 31




    LỜI NÓI ĐẦU


    Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế quốc dân khi bắt đầu hoạt động cũng phải tiến hành đầu tư dài hạn những cơ sở chủ yếu ban đầu.

    Tài sản cố định là một trong ba yếu tố cơ bản để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là bộ phận, yếu tố cần thiết để nâng cao năng suất lao động cải thiện đời sống cho người lao động. Do vậy tài sản cố định giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp.

    Ngày nay, trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ và đang trở thành một trong những yếu tố hết sức quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Bởi thế, doanh nghiệp nào sử dụng tài sản cố định có trình độ khoa học kỹ thuật càng cao, công nghệ càng hiện đại thì doanh nghiệp đó càng có điều kiện thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

    Mục tiêu của doanh nghiệp là nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, có điều kiện thu hồi vốn nhanh thúc đẩy sản xuất phát triển. Để đạt được điều đó thì vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định là một yêu cầu cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp nhằm cải thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh kết cấu tài sản cố định, hoàn thiện những khâu yếu hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ, đồng thời là biện pháp tốt nhất sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả.

    Với nhiều doanh nghiệp thì việc đầu tư dài hạn không chỉ nhằm mục đích phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh mà những khoản đầu tư đó còn được xem là những hàng hoá trực tiếp sinh lời, là hoạt động chính của doanh nghiệp.

    Vì vậy em đã chọn đề tài hạch toán TSCĐ. Đề tài gồm 4 phần chính:

    Phần I: Tổng quan chung về Kế toán TSCĐ.

    Phần II: Kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp.

    Phần III: So sánh các chuẩn mực Kế toán về TSCĐ.

    Phần IV: Một số ý kiến đề xuất.


    Do thời gian có hạn nên đề tài còn nhiều thiếu sót, em rất mong được các thầy cô trong bộ môn Kế toán giúp đỡ em hoàn thiện đề tài này.




    [/TD]

    [/TR]

    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...