Chuyên Đề Kế toán tổng hợp ( TSCĐ & CP khấu hao TSCĐ CPSX & giá thành sản phẩm,...)

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Kế toán tổng hợp ( TSCĐ & CP khấu hao TSCĐ CPSX & giá thành sản phẩm, .)


    Chương I

    KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TSCĐ


    Để tiến hành các hoạt đông sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần thiết phải có ba yếu tố:

    tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Tài sản cố định là tư liệu lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Song không phải tất cả các tư liệu lao động trong một doanh nghiệp đều là tài sản cố định mà tài sản cố định gồm những tư liệu chủ yếu cóđ ủ tiêu chuẩn về mặt giá trị và thời gian sử dụng qui định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. Tuỳ theo điều kiện, yêu cầu và trình độ quản lý trong từng giai đoạn phát triển kinh tế mà Nhà nước qui định cụ thể về tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng của những tư liệu lao đọng được xác định là tài sản cố định. Như vậy tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn thời gian sử dụng dìa và có đặc điểm là tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh và giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.

    Trong điều kiện nền kinh tế thế giới ngày nay cạnh tranh hết sức gay gắt, những biến đổi vượt bậc về công nghệ sản xuất kinh doanh đạt tới tầng cao nhất là các công nghệ máy móc sản xuất và kinh doanh đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao chiếm lĩnh được thị trường. Ở các doanh nghiệp của Việt nam hiện nay tình hình về tài sản cố định dùng trong sản xuất và kinh doanh thực tế vẫn còn lạc hậu về trình độ công nghệ cũng như thị trường chưa nắm bắt được một cách nhanh nhẹn cho nên nền kinh tế của đất nước ta vẫn còn là trong những nước chậm phát triển, nói ra có thể do nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Nhưng không thể vì một lý do nào đi chăng nữa mà các doanh nghiệp của Việt Nam không tự mình vươn lên để đuổi kịp các doanh nghiệp của các nước có trình độ công hệ máy móc cao. Thời gian thực tập ở công ty Chế biến và kinh doanh than Hà Nội tôi nêu ra thực trạng về tài sản cố định và những chi phí cho khấu hao.

    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

    I. Tài sản cố định và vai trò, vị trí của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh.

    1. Tài sản cố định: Là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn đần và giá trị của nó được dịch chuyển từng phần vào chi phí kinh doanh. Khác với đối tượng lao động, tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinhdoanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc bị hư hỏng.

    2. Vai trò và vị trí của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh .

    - TSCĐ có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và kinh doanh vì nó là đối tượng trực tiến sản xuất ra sản phẩm.Trong thời công nghệ phát triển hiện nay tài sản cố định mang một tầm vóc lớn vì muốn đánh giá sản phẩm có chất lượng cao hay không thì chúng ta phải xem máy móc thiết bị (TSCĐ) của doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó có hiện đại không. Vì chỉ có dây chuyền công nghệ cao(TSCĐ) mới sản xuất ra được một sản phẩm tốt. Nói tóm lại TSCĐ có vai trong và vị trí rất quan trọng trong công cuộc cải tổ nền kinh tế của đất nước.

    2. Đặc điểm và yêu cầu quản lý tài sản cố định.

    * Đặc điểm của Tài sản cố định:

    Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất hầu như không thay đổi hình thái vật chất ban đầu

    Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh TSCĐ bị hao mòn

    *. Yêu cầu quản lý tài sản cố định:

    3. Phân loại TSCĐ:

    Do TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại vis nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán TSCĐ, cần sắp xếp TSCĐ vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Chẳng hạn, theo hình thái biểu hiện kết hựop tính chất đầu tư, toàn bộ TSCĐ trong sản xuất được chia làm ba loại:

    - Tài sản cố định hữu hình: Bao gồm toàn bộ những tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng theo chế độ qui định. (Hiện nay giá trị >= 5000000 thời gian sử dung >= 1 năm ).

    - Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất, phản ánh một lượng giá trị mà doanh nghiệp đã thực sự đầu tư, theo qui định, mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra liên quan đến hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có giá trị từ 5.000.000 thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên mà không hình thành tài sản cố định hữu hình được coi là tài sản vô hình.

    - Tài sản cố định thuê tài chính: Là tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê trao quyền quản lý và sử dung hầu hết thời gian tuổi thọ của TSCĐ. Tiền thu về cho thuê đủ cho người thuê trang trải được chi phí của tài sản công với khoản lợi nhuận từ đầu tư đó. Trong từng loại TSCĐ kể trên, lại được chi tiết theo từng nhóm kết cấu, theo đặc điểm, theo tính chất .
     
Đang tải...