Thạc Sĩ Kế toán toán công cụ tài chín phát sinh trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/10/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hội nhập toàn cầu, doanh nghiệp luôn chịu tác động và ảnh hưởng của các rủi ro thị trường như giá cả hàng hóa dịch vụ, lãi suất và tỷ giá Để hạn chế các rủi ro thị trường trên đây, doanh nghiệp luôn có xu hướng tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng những giải pháp phòng ngừa rủi ro, trong đó việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh (CCTCPS) là một trong những giải pháp đang được doanh nghiệp hiện nay quan tâm.
    Ở Việt Nam, mặc dù CCTCPS đã xuất hiện cách đây hơn 10 năm, nhưng ứng dụng công cụ này trong hoạt động phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp còn rất hạn chế. Thực tế trong những năm gần đây, sự biến động của các biến số tài chính như: lãi suất, tỷ giá .vv, đã có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát sơ bộ của luận án, các doanh nghiệp biết đến và sử dụng công cụ tài chính phái sinh ở mức độ đơn giản khoảng 23%; có tới 61% doanh nghiệp được khảo sát đều trả lời là biết nhưng không sử dụng, còn lại là chưa biết đến các công cụ này. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, việc lựa chọn công cụ để phòng ngừa rủi ro, tìm kiếm cơ hội kinh doanh thu lợi nhuận là nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp, do đó thị trường CCTCPS chắc chắn sẽ phát triển trong tương lai.
    Kế toán CCTCPS là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về CCTCPS dưới hình thái giá trị, kế toán cung cấp số liệu để đánh giá hiệu quả của CCTCPS đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kế toán giúp người sử dụng thông tin đánh giá được tác động của CCTCPS đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, do đó kế toán là một trong các nhân tố góp phần thúc đẩy thị trường CCTCPS phát triển. Theo kết quả khảo sát của luận án, trong những nguyên nhân dẫn tới việc các doanh nghiệp biết đến nhưng vẫn e ngại việc sử dụng CCTCPS có tới 25% ý kiến cho rằng do việc thiếu các hướng dẫn của nhà nước về việc sử dụng và kế toán CCTCPS. Mặc dù đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 210/2009/TT-BTC hướng dẫn áp dụng IAS/IFRS trình bày và thuyết minh công cụ tài chính, nhưng việc vận dụng thông tư này rất khó khăn vì trong Thông tư hướng dẫn áp dụng chuẩn mực quốc tế về trình bày và thuyết minh công cụ tài chính trong đó có CCTCPS, chưa có hướng dẫn ghi nhận và đo lường công cụ tài chính nói chung và CCTCPS nói riêng. Có thể thấy đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam chưa có hướng dẫn đồng bộ nào cho các doanh nghiệp trong việc đo lường, ghi nhận và trình bày CCTCPS, dẫn tới doanh nghiệp rất khó khăn trong việc xem xét sử dụng CCTCPS trong hoạt động kinh doanh cũng như việc ghi nhận, trình bày các chỉ tiêu về CCTCPS trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chính từ các lý do nêu trên, NCS đã chọn đề tài "Kế toán công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay" làm đề tài nghiên cứu cho luận án.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
    Xuất phát từ sự cần thiết khách quan của kế toán CCTCPS trong các doanh nghiệp, đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu sau:
    - Phân tích làm rõ và phát triển các lý luận về CCTCPS và kế toán CCTCPS trong các doanh nghiệp.
    - Làm sáng tỏ sự ảnh hưởng của các hệ thống định giá đến kế toán CCTCPS, nghiên cứu kế toán CCTCPS theo chuẩn mực quốc tế, kinh nghiệm của Mỹ và Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
    - Thông qua kết quả điều tra, khảo sát, nghiên cứu và phân tích thực trạng kế toán CCTCPS trong các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong kế toán CCTCPS trong các doanh nghiệp Việt Nam.
    - Trên cơ sở luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn kế toán CCTCPS trong các doanh nghiệp, luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán CCTCPS trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đồng thời chỉ rõ điều kiện thực hiện các giải pháp này.
    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về CCTCPS và kế toán CCTCPS trong các doanh nghiệp trên góc độ kế toán tài chính.
    Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán CCTCPS trong các doanh nghiệp phi tài chính là đơn vị sử dụng công cụ tài chính phái sinh, không nghiên cứu ở đơn vị phát hành.
    - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu khảo sát thực trạng kế toán CCTCPS trong các doanh nghiệp Việt Nam, các dữ liệu thông tin thực tế được nghiên cứu trong các năm gần đây từ 2008 cho đến nay, các đề xuất giải pháp trong giai đoạn từ nay đến 2020.
    4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
    Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đã dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp quy nạp.
    5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án
    Căn cứ vào tổng quan nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu của luận án, các câu hỏi nghiên cứu chính được xây dựng để tập trung phân tích và giải quyết nội dung của luận án như sau:
    - Bản chất CCTCPS, việc tổ chức đo lường, ghi nhận, trình bày và thuyết minh thông tin CCTCPS như thế nào để phù hợp với bản chất và yêu cầu sử dụng thông tin?
    - Kế toán CCTCPS tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có phù hợp với qui định kế toán hiện hành, hài hòa với thông lệ quốc tế và có đáp ứng yêu cầu quản lý không?
    - Cần phải làm gì để kế toán CCTCPS tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hòa hợp với các thông lệ chung trên thế giới và đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin phù hợp cho người sử dụng?
    6. Các kết quả nghiên cứu dự kiến đạt được của luận án
    Luận án có những đóng góp mới chủ yếu cả về lý luận và thực tiễn
    - Hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kế toán CCTCPS trong các doanh nghiệp, đặc biệt là nghiên cứu kế toán CCTCPS theo hệ thống định giá, từ đó rút ra hệ thống định giá phù hợp cho CCTCPS làm cơ sở để ghi nhận và trình bày thông tin CCTCPS hợp thức nhất.
    - Tìm hiểu thực tế ứng dụng CCTCPS thông qua kết quả điều tra, trên cơ sở đó đánh giá về thực tế ứng dụng CCTCPS, xu hướng, thái độ của các nhà quản lý trong việc sử dụng CCTCPS, đánh giá về việc đo lường, ghi nhận và trình bày thông tin trên các báo cáo tài chính về chỉ tiêu CCTCPS trong các doanh nghiệp
    - Đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện kế toán CCTCPS trong các doanh nghiệp hiện nay
    - Đề xuất các điều kiện về phía nhà nước và doanh nghiệp để thực hiện được các giải pháp.
    8. Bố cục của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp.
    Chương 2: Thực trạng kế toán công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
    Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện kế toán công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...