Luận Văn Kế toán tiêu thụ & xác định kết quả TTTPtại công ty sản xuất – xuất nhập khẩu Xe đạp , xe máy HN

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Kế toán tiêu thụ & xác định kết quả TTTP tại Cty sản xuất – XNK Xe đạp , xe máy HN

    PHẦN I
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
    1.1 Những vấn đề chung về tiêu thụ thành phẩm và xác định kếtquả tiêu thụ
    1.1.1-Khái niệm
    Tiêu thụ thành phẩm
    Tiêu thụ thành phẩm là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của thành phẩm, tức là để chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật (hàng) sang hình thái giá trị (tiền). Tiêu thụ là khâu cuối cùng của chu trình tái sản xuất. Thông qua quá trình tiêu thụ nhu cầu của người tiêu dùng về mặt giá trị sử dụng được thoả mãn và người bán thực hiện được giá trị của thành phẩm.

    Kết quả hoạt động tiêu thụ:
    Kết quả hoạt động tiêu thụ là các khoản lãi hoặc lỗ về tiêu thụ, đó chính là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .

    Doanh thu, chi phí , lợi nhuận là ba chỉ tiêu cơ bản mà mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy, hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ đến lợi nhuận và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Việc tiêu thụ này có thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của các đơn vị khác hoặc của cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp được gọi là tiêu thụ ra ngoài. Thành phẩm cũng có thể được cung cấp cho các đơn vị trong cùng một Công ty, Tổng Công ty, . được gọi là tiêu thụ nội bộ.

    1.1.2. Vị trí, vai trò của công tác tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
    Trong mỗi doanh nghiệp , quá trình sản xuất kinh doanh gồm nhiều giai đoạn, trong đó hai giai đoạn chính là sản xuất và tiêu thụ. Sản xuất là tiền đề cho tiêu thụ. Doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, có vậy sản phẩm mới bán nhanh, bán chạy. Vì tiêu thụ chính là khâu cuối cùng ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nên nó quyết định sự tồn tại hay suy vong của doanh nghiệp . Chỉ thông qua tiêu thụ, doanh nghiệp mới đảm bảo thu hồi vốn đầu tư , có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng đảm bảo quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục. Ngoài ra chỉ có thông qua tiêu thụ thì tính hữu ích của sản phẩm mới được thị trường thừa nhận.

    Đối với doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ là cơ sở để xác định giá trị thặng dư của doanh nghiệp , tiêu thụ là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản thực hiện mục đích kinh doanh của doanh nghiệp đó là lợi nhuận, để từ đó chi phối các hoạt động khác của doanh nghiệp . Ngoài ra, tổ chức tốt khâu tiêu thụ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với khách hàng, tạo niềm tin cho khách hàng và đây chính là vũ khí mạnh mẽ của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
    Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, việc tiêu thụ sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp là tiền đề cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiền và hàng trong lưu thông, giữa cung và cầu, giữa các doanh nghiệp , giữa các ngành với nhau, đảm bảo sự cân đối trong từng ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chính vậy hoạt động tiêu thụ là một phần không thể thiếu đối toàn bộ nền kinh tế, hoạt động tiêu thụ càng hiệu quả, càng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, xã hội văn minh. Ngược lại, khi hoạt động này suy yếu nó sẽ kìm hãm các hoạt động kinh tế nói riêng và cả nền kinh tế nói chung trong sự ngừng trệ.

    Như vậy, hoạt động tiêu thụ có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân cũng như đối với doanh nghiệp . Bởi vậy, các doanh nghiệp phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau và sử dụng các công cụ khác nhau để tổ chức và quản lý tốt công tác tiêu thụ, trong đó kế toán là một công cụ rất quan trọng và có hiệu lực nhất để phản ánh một cách khách quan và giám đốc một cách toàn diện nhất. Chính vì vậy, việc tổ chức tốt công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm là công việc không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.

    1.1.3. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
    * Để quản lý tốt công tác tiêu thụ thành phẩm, mỗi doanh nghiệp cần:
    - Sắp xếp bố trí lao động, tổ chức sản xuất ở các dây chuyền sản xuất cũng như cân đối giữa các lực lượng lao động trực tiếp, gián tiếp trên toàn doanh nghiệp một cách khoa học để sao cho các chi phí bỏ ra là ít nhất nhưng lợi nhuận là cao nhất.

    - Hàng ngày, kế toán phải theo dõi tình hình Nhập –Xuất –Tồn của từng loại mặt hàng và lập “ Bảng báo cáo tình hình hàng tồn kho”. Căn cứ vào đó, kế toán theo dõi được mặt hàng nào bán được nhiều, mặt hàng bán được ít, lợi nhuận của từng loại mặt hàng. Từ đó theo dõi lượng hàng tồn kho, có kế hoạch sản xuất và dự trữ hàng hợp lý cho từng loại mặt hàng tránh tồn kho quá nhiều hay thiếu hàng bán

    - Cuối tháng, kế toán phải lập bảng “Báo cáo bán hàng theo mặt hàng” theo từng tháng về tất cả các mặt hàng để xem số lượng của từng mặt hàng đã bán tăng hay giảm, lợi nhuận như thế nào, mặt hàng nào không bán được, mặt hàng nào lãi ít Từ đó, doanh nghiệp có những biện pháp xúc tiến tiêu thụ.

    - Ngoài ra quản lý khâu tiêu thụ còn phải nắm vững các chính sách, chế độ, các loại thuế để đảm bảo nộp ngân sách đầy đủ, kịp thời.
    Trong quá trình quản lý kinh doanh, kế toán giữ một phần quan trọng, là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính , có vai trò tích cực trong quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động tài chính của doanh nghiệp . Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau và có vai trò quan trọng trong việc quản lý tiêu thụ thành phẩm.

    * Để cung cấp các thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể sau:
    + Kế toán ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác sự vận động của khối lượng hàng hoá bán ra, số lượng hàng đã giao cho các cửa hàng, số hàng gửi bán, và tình hình tiêu thụ số hàng đó.
    + Xác định chính xác, đầy đủ doanh thu bán hàng, giám sát chặt chẽ tình hình thanh toán, tổ chức tốt kế toán chi tiết ở khâu bán hàng cả về số lượng, chủng loại, giá trị. Từ đó kế toán cung cấp kịp thời tình hình tiêu thụ, phục vụ tốt cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Báo cáo thường xuyên, kịp thời tình hình thanh toán của khách hàng theo từng loại hàng, đơn đặt hàng, phản ánh, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch lợi nhuận và quản lý chặt chẽ tiền bán hàng.
    + Tính toán chính xác trị giá vốn hàng xuất bán nhằm xác định chính xác kết quả tiêu thụ, giám sát kết quả kinh doanh cũng như tình hình phân phối lợi nhuận, để từ đó cung cấp số liệu cho việc lập quyết toán được đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ.
    Để các nhiệm vụ trên được thực hiện tốt, kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ cần thực hiện một số nội dung cụ thể sau:
    - Tổ chức tốt hệ thống chứng từ ghi chép ban đầu và trình tự luân chuyển chứng từ.
    - Báo cáo kịp thời, thường xuyên tình hình tiêu thụ, tình hình thanh toán với khách hàng theo từng loại hàng, từng loại hợp đồng kinh tế để đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý và giám sát chặt chẽ hàng bán trên các mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại. Đôn đốc việc thu tiền bán hàng về doanh nghiệp kịp thời, tránh hiện tượng tiêu cực sử dụng tiền hàng cho mục đích cá nhân.
    - Tổ chức vận dụng tốt hệ thống tài khoản kế toán , hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .

    Kế toán tiêu thụ thành phẩm thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác tiêu thụ nói riêng và cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung. Nó giúp cho người sử dụng những thông tin của kế toán nắm được toàn diện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp , giúp cho nhà quản lý chỉ đạo kinh doanh kịp thời, phù hợp tình hình biến động thực tế của thị trường cũng như việc lập kế hoạch hoạt động kinh doanh trong tương lai.
     
Đang tải...