Chuyên Đề Kế toán tiền, vật tư, sản phẩm, hàng hoá

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2.1. KÉ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
    2.1.1. Các loại tiền, nguyên tắc và nhiệm vụ kế toán
    2.1.1.1. Tiền và các loại tiền trong đơn vị hành chính sự nghiệp
    Tiền là tài sản kinh phí hoặc vốn trong các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN)
    được tồn tại trực tiếp dưới hình thức giá trị. Các loại tiền ở đơn vị HCSN bao gồm: Tiền mặt (kể cả tiền Việt Nam và ngoại tệ).
    Vàng, bạc, đá quý, kim khí quý. Các loại chứng chỉ có giá.
    Tiền gửi ở ngân hàng, kho bạc Nhà nước.

    2.1.1.2. Nguyên tắc kế toán tiền mặt, tiền gửi
    Kế toán tiền phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là Việt Nam đồng. Vàng, bạc, đá quý, kim khí quý và ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt Nam để ghi sổ kế
    toán.
    Về nguyên tắc: Vàng, bạc, đá quý, kim khí quý và ngoại tệ hạch toán trên các tài khoản phải được phản ánh theo giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Để đơn giản cho công tác kế toán, các tài khoản tiền mặt, tiền gửi kho bạc, ngân hàng phát sinh bằng ngoại tệ được đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán. Chênh lệch giữa tỷ giá hạch toán với tỷ giá thực tế được phản ánh vào tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá.
    Đối voi vàng, bạc, đá quý, kim khí quý, ngoài việc theo dõi về mặt giá trị còn phải được theo dõi chi tiết về mặt số lượng, chất lượng, quy cách theo đơn vị đo lường thống
    nhất của Nhà nước Việt Nam các loại ngoại tệ, phải được hạch toán chi tiết theo từng
    loại nguyên tệ.
    2.1.1.3. Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền
    Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số hiện có và tình hình biến động của các loại tiền Việt Nam ở đơn vị HCSN như: Tiền mặt (tiền Việt Nam đồng và ngoại tệ), vàng, bạc, đá quý, kim khí quý, các loại chứng chỉ có giá, tiền gửi ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước.
    Kiểm tra và giám đốc chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu, chi và quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc, quản lý ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kim khí quý, cáv loại chứng chỉ có giá, và các quy định trong chế độ quản lý lưu thông tiền tệ hiện hành.

    2.1.2. Kế toán tiền mặt tại quỹ
    2.1.2.1. Tài khoản 111 - Tiền mặt


    Tài khoản 111 - Tiền mặt được sử dụng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt của đơn vị HCSN bao gồm tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu) ngoại tệ, các chứng chỉ có giá. Chỉ phản ánh vào tài khoản 111 giá trị tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kim khí quý thực tế nhập quỹ (các loại vàng, bạc, đá quý, kim khí quý phải đãng vai trò là phương tiện thánh toán)
    Nội dung và kết cấ tài khoản 111 - Tiền mặt được phản ánh như sau:
    Bên Nợ: Các khoản tiền mặt tăng do:
    - Nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kim khí quý và các chứng chỉ có giá.
    - Số thừa quĩ phát hiện khi kiểm kê
    - Giá trị ngoại tệ tăng do đánh giá lại ngoại tệ (trường ho85p tỷ giá tăng) Bên Có: Các khoản tiền mặt giảm do:
    - Xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kim khí quý và các chứng chỉ có giá.
    - Số thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê.
    - Giá trị ngoại tệ giảm do đánh giá lại ngoại tệ (trường hợp tỷ giá giảm) Số dư bên Nợ: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kim khí quý và các
    chứng chỉ có giá tồn quỹ đầu kỳ (hoặc cuối kỳ).

    Tài khoản 111 - Tiền mặt gồm 4 tài khoản cấp 2 sau:
    Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt
    Nam.
    Tài khoản 1112 - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ ngoại tệ theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam.
    Tài khoản 1113 - Vàng, bạc, đá quý, kim khí quý: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị vàng, bạc, đá quy, kim khí quý nhập, xuất, tồn quỹ.

    Tài khoản 007 - Ngoại tệ các loại là tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán, được sử dụng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn theo nguyên tệ của từng loại nguyên tệ ở đơn vị. Tài khoản 007 phản ánh tình hình biến động của từng loại ngoại tệ hiện dùng tại đơn vị. Gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc kho bạc.
    Nội dung và kết cấu của tài khoản 007 được phản ánh như sau:
    - Bên Nợ: Số ngoại tệ thu vào (theo nguyên tệ)
    - Bên Có: Số ngoại tệ xuất ra (theo nguyên tệ)
    - Số dư bên Nợ: Số ngoại tệ hiện có (theo nguyên tệ)
    Tài khoản này không quy đổi các loại nguyên tệ ra đồng Việt Nam, kế toán theo dõi chi tiết theo từng loại gnuyên tệ tiền mặt, tiền gửi thu, chi, gửi và rút của đơn vị,
    cùng số tồn quỹ tiền mặt, tồn dư TK tiền gửi.






    ghi:

    2.1.2.2. Phương pháp hạch toán tiền mặt
    1- Khi rút tiền gửi ngân hàng, kho bạc về nhập quỹ tiền mặt của đơn vị, kế toán

    Nợ TK 111 - Tiền mặt (tài khoản cấp 2 phù hợp)
    Có TK 112 - TGNH, kho bạc (chi tiết tài khoản cấp 2)
    2- Nhận các khoản kinh phí bằng tiền mặt, căn cứ vào phiếu thu, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt (tài khoản cấp 2 phù hợp)


    Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB. Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động.
    Có TK 462 - Nguồn kinh phí dự án.
    Có TK 465 – Nguồn kinh phí theo ĐĐH của nhà nước
    - Những khoản tiền nhận là kinh phí rút ra từ dự toán kinh phí ghi Có TK 008, 009.
    3- Khi thu được các khoản thu sự nghiệp, lệ phí và các khoản thu khác. Nợ TK 111 - Tiền mặt (tài khoản cấp 2 phù hợp)
    Có TK 511 - Các khoản thu
    4- Khi thu được các khoản thu của khách hàng, tiền thừa tạm ứng, kế toán ghi
    Nợ TK 111 - Tiền mặt
    Có TK 311 - Các khoản phải thu. Có TK 312 - Tạm ứng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...