Luận Văn Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương và thu nhập khác của người lao động tại Công ty điệ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu


    Kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn thì vấn đề giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp đã trở thành một mục tiêu kinh tế xã hội nóng bỏng.
    ở các thành phố ngoài thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu còn tồn tại, thất nghiệp do chuyển đổi cơ chế quản lý, kinh tế, bố trí sắp xếp lại lao động trong doanh nghiệp. Theo thống kê mấy năm gần đây (năm 2005: 5,88%; 2003: 6,01%; 2004: 6,85%). ở thành phố đã vậy còn ở nông thôn cùng với việc giao quyền sử dụng đất đến hộ nông dân và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì số người thiếu việc làm chiếm một tỉ lệ khá lớn.
    Như vậy, tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta ngày một gia tăng trong các năm qua và có thể tiếp tục tăng trong các năm tới. Chính vì vậy lao động đóng vai trò cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh, các chế độ chính sách của Nhà nước luôn bảo vệ quyền lợi của người lao động, được biểu hiện cụ thể bằng luật lao động, chế độ tiền lương, chế độ BHXH, BHYT. Vì vậy, tiền lương đóng vai là đòn bẩy kinh tế tác động trực tiếp đến người lao động. Chi phí nhân công chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng số chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
    Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tăng cường công tác quản lý lao động, công tác quản lý tiền lương và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương cần chính xác, kịp thời đảm bảo quyền lợi của người lao động, tiết kiệm chi phí: chi phí nhân công đẩy mạnh hoạt động sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và biện pháp tốt nhất trong việc quản lý và sử dụng lao động đạt hiệu quả cao nhất.
    Nhận thức vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương, với kiến thức đã được trang bị cho mình và thông qua quá trình thực tập tại Công ty điện tử Công nghiệp (CDC), được sự giúp đỡ tận tình của các bác, các cô, các chú và các anh chị trong Công ty. Quan trọng hơn cả là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo bộ môn kế toán Lê Thị Bình, em mạnh dạn chọn đề tài cho mình để đi sâu nghiên cứu chuyên đề 3 mang tên: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương và thu nhập khác của người lao động tại Công ty điện tử Công nghiệp”.
    Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:

    Phần I: Những vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương.

    Phần II: Tình hình thực tế về công tác tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản thu nhập khác của Công ty.

    Phần III: Kết thúc hoàn thành công việc hạch toán kế toán lao động tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ tại Công ty và một số ý kiến đóng góp.



    Mục lục

    Lời mở đầu 1
    Phần I: Các vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương 3

    I. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 3
    1. Khái niệm về lao động, vai trò lao động 3
    2. Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 3
    3. ý nghĩa, tác dụng của công tác quản lý, tổ chức lao động 5
    4. Các khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc của tiền lương và các khoản trích theo lương. 6
    5. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 7
    6. Quỹ tiền lương 6
    7. Các hình thức tiền lương 9
    8. Các chế độ tiền lương, trích lập và sử dụng KPCĐ, BHYT, BHXH, tiền ăn giữa ca của nhà nước quy định 14
    II. Kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương 17
    1. Kế toán tiền lương. 17
    2. Cách tính lương 18
    3. Tiền lương phải trả CNV 24
    4. Tiền ăn ca phải trả CNV 24
    5. BHXH phải trả CNV (ốm đau, thai sản ) 24
    6. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất 25
    7. Các khoản khấu trừ vào tiền lương phải trả CNV 25
    8. Tính thuế thu nhập của người lao động phải nộp Nhà nước (nếu có) 25
    9. Trả tiền lương và các khoản cho CNV 25
    10. Trường hợp trả lương cho CNV bằng sản phẩm hàng hoá 25
    11. Chi tiêu quỹ BHXH, KPCĐ tại đơn vị 26
    12. Chuyển tiền BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý có chức năng theo chế độ 26
    13. Cơ quan BHXH thanh toán số thực chi cuối quý 26.

    Phần II : Thực tế công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty điện tử công nghiệp (cdc) 29
    I. Đặc điểm chung của doanh nghiệp. 29
    1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện tử Công nghiệp. 29
    2. Công tác tổ chức quản lý, sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Điện tử Công nghiệp 36
    3. Công tác tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất. 40
    II. Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Điện tử Công nghiệp. 41
    1. Công tác tổ chức và quản lý lao động ở Công ty Điện tử Công nghiệp 41
    2. Thực tế công tác quản lý quỹ tiền lương 41
    3. Hình thức tiền lương áp dụng tại công ty 43
    4. Các hình thức tính tiền lương 44
    Chương 3: Nhận xét và đóng góp ý kiến về công tác kế toàn tiền lương và các khoản tính theo lương của công ty điện tử công nghiệp 64
    I. Nhận xét chung về công tác quản lý kế toán ở Công ty Điện tử Công nghiệp 64
    1. Tình hình lao động 64
    2. Hình thức trả lương và vận dụng chế độ.
    3. Công tác tổ chức bộ máy kế toán 65
    II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiên lương tại Công ty Điện tử Công nghiệp: 66
    1. Về tình hình lao động 66
    2. Về hình thức trả lương 67
    3. Về hạch toán lao động 67
    Kết luận 68
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...