Luận Văn Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cụng ty May II - Hải Dương

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cụng ty May II - Hải Dương
    LỜI NÓI ĐẦU
    Không chỉ là tiền đề cho sự tiến hoá của loài người, lao động của con người còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò trong việc tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho XH. Một doanh nghiệp , một XH được coi là phát triển khi lao động có những năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao.
    Như vậy trong các chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp , yếu tố con người luôn đặt vị trí hàng đầu. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động của họ bỏ ra được đền bù xứng đáng dưới dạng tiền lương. Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT và KPCĐ. Đây là các quỹ XH thể hiện sự quan tâm của toàn XH đến từng thành viên.
    Có thể nói rằng, tiền lương và các khoản trích theo lương là một số ít vấn đề được cả doanh nghiệp và người lao động quan tâm. Vì vậy, việc hạch toán phân bổ chính xác tiền lương cùng các khoản trích theo lương vào giá thành sản phẩm, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động sẽ góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống CNV.
    Là một doanh nghiệp Nhà nước, nên Công ty May II- Hải Dương rất quan tâm đến việc xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp, hạch toán kịp thời nhằm nâng cao đời sống của người lao động.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, với sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ phòng Kế toán Công ty cùng với sự hướng dẫn chu đáo của thầy Nguyễn Ngọc Tỉnh em chọn đề tài: “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty May II - Hải Dương.”
    Luận văn tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và kết luận gồm các nội dung sau:
    Phần I : Những vấn đề chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp sản xuất.
    Phần II : Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty May II.
    Phần III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty May II.

    Do thời gian thực tập có hạn và trình độ còn nhiều hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong sự giúp đỡ của thầy giáo và các cô chú trong Công ty để cho luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
    Hải Dương, ngày 27 tháng 5 năm 2002.

    PHẦN I
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

    I. Chức năng và vai trò của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
    I.1- Khái niệm và bản chất tiền lương.
    1. Khái niệm.
    Có rất nhiều quan điểm khác về tiền lương, tuỳ theo các thời kỳ khác nhau mà có cách nhìn nhận khác nhau.
    Theo quan điểm cũ: Tiền lương là một khoản thu nhập quốc dân được phân phối cho người lao động căn cứ vào số lượng lao động của mỗi người. Theo quan điểm này tiền lương vừa đựơc trả bằng tiền, vừa đựơc trả bằng hiện vật thông qua các chế độ nhà ở, y tế, giáo dục - Chế độ tiền lương theo quan điểm này mang tính bao cấp, bình quân nên không có tác dụng kích thích người lao động. Điều này có thể thấy trong thời kỳ bao cấp, nước ta đã hiểu và áp dụng tiền lương theo quan điểm này.
    Theo quan điểm mới: Tiền lương được hiểu là giá cả của sức lao động khi thị trường sức lao động đang dần được hoàn thiện và sức lao động trở thành hàng hoá. Nó được hình thành do sự thoả thuận hợp pháp giữa người lao động (người bán sức lao động) và người sử dụng sức lao động (người mua sức lao động ).Tiền lương hay giá cả sức lao động chính là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo công việc đã thoả thuận.
    C.Mác đã nói :"Để cho sức lao động phát triển theo một hướng nhất định thì phải có một sự giáo dục nào đó mà chính sự giáo dục này lại tồn tại một lượng hàng hoá ngang giá". Lượng hàng hoá ngang giá này chính là giá trị sức lao động. Giá trị sức lao động không phải là yếu tố bất biến mà nó phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan. Tuy vậy, trong mỗi giai đoạn nhất định của lịch sử, của XH thì sức lao động có thể giao động và giá trị của nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu sức lao động trên thị trường và trong cơ chế thị trường tiền lương phải tuân theo quy luật phân phối theo lao động là chủ yếu.
    2. Bản chất.
    Như đã đề cập ở trên, tiền lương thực chất là giá cả sức lao động. Tuy vậy để thừa nhận điều này thì tiền lương đã trải qua ba quan điểm, quan điểm không đúng đắn làm méo mó ý nghĩa đích thực của nó.
    Nếu như trong nền kinh tế bao cấp thì tiền lương không phải là giá cả sức lao động. Vì nó không thừa nhận là hàng hoá - không ngang giá theo quy luật cung cầu. Thị trường sức lao động về danh nghĩa không tồn tại trong nền kinh tế quốc dân và phụ thuộc vào quy định của Nhà nước. Sang cơ chế thị trường buộc chúng ta phải có những thay đổi lại nhận thức về vấn đề này.
    Trước hết sức lao động là một thứ hàng hoá của thị trường yếu tố sản xuất. Tính chất hàng hoá của sức lao động có thể bao gồm không chỉ lực lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân mà cả công chức làm việc trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, quản lý XH. Tuy nhiên do đặc thù riêng trong sử dụng lao động của từng khu vực mà các quan hệ thuê mướn, mua bán hợp đồng lao động cũng khác nhau, các thoả thuận về tiền lương cũng khác nhau.
    Mặt khác tiền lương phải là trả cho sức lao động tức là giá cả hàng hoá sức lao động mà người lao động và người thuê lao động thoả thuận với nhau theo quy luật cung cầu, giá cả trên thị trường. Tiền lương là bộ phận cơ bản và giờ đây là duy nhất trong thu nhập của người lao động.
    Tiền lương là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đối với chủ doanh nghiệp thì tiền lương là một phần cấu thành nên chi phí được tính toán quản lý chặt chẽ. Đối với người lao động thì tiền lương là quá trình thu nhập từ lao động của họ, là phần thu nhập chủ yếu với đại đa số người lao động. Do vậy phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích hết thảy của người lao động và chính mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển và khả năng lao động của mình.
    Cùng với tiền lương, các khoản bảo hiểm và kinh phí nói trên hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong tổng chi phí doanh nghiệp . Việc tính toán chính xác chi phí về lao động sống dựa trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trình huy động và sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp .
    I.2- Chức năng của tiền lương.
    Trong các doanh nghiệp thương mại cũng như các doanh nghiệp khác của nền kinh tế quốc dân, tiền lương thực hiện 2 chức năng :
    + Về phương diện XH : Tiền lương là phương tiện để tái sản xuất sức lao động cho XH. Để tái sản xuất sức lao động thì tiền lương phải đảm bảo đúng tiêu dùng cá nhân của người lao động và gia đình họ.
    + Về phương diên kinh tế: Tiền lương là đòn bẩy kinh tế có tác dụng kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động, làm cho họ vì lợi ích vật chất của bản thân và gia đình mình mà lao động một cách tích cực với chất lượng và kết quả ngày càng cao.Trong hệ thống quản lý doanh nghiệp thì tiền lương được tư duy như là đòn bẩy kinh tế trong quản lý sản xuất. Việc trả lương phải gắn với kết quả lao động : Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, có sức lao động không làm không hưởng. Bội số của tiền lương phải phản ánh đúng sự khác biệt trong tiền lương lao động có trình độ thấp nhất và cao nhất đã đưọc hình thành trong quá trình lao động.
    I.3 - Vai trò và ý nghĩa của tiền lương.
    1. Vai trò của tiền lương.
     
Đang tải...