Báo Cáo KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG tại Công ty TNHH LÊ PHA

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG tại Công ty TNHH LÊ PHA
    Lời mở đầu


    Như chúng ta đã biết từ sau đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam nước ta thực hiện đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Việc chuyển nền kinh tế cũ sang nền kinh tế nhiều thành phần là xu hướng tất yếu thực tiễn đã chứng minh điều đó là đúng đắn.


    Để phù hợp với nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần hội nhập quốc tế, Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển là kinh doanh phải có lãi, đời sống người lao động phải được cải thiện và nâng cao. Nhưng muốn tồn tại trong một môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt các nhà quản lý kinh tế bắt buộc phải dồn hết trí tuệ sức lực của mình. Trong nền sản xuất hàng hóa muốn sản xuất ra của cải vật chất cần phải có 3 yếu tố đó là: Lao động, Tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó lao động giữ vai trò quan trọng nhất. Nếu không có lao động thì mọi hoạt động của nền sản xuất sẽ bị ngừng lại. Tuy nhiên muốn có hoạt động sản xuất hiệu quả cao cần phải hình thành một cơ cấu lao động tối ưu và phải có một quy chế chi trả lương hợp lý trong các doanh nghiệp.


    Tiền lương là một phạm trù kinh tế thuộc lĩnh vực quan hệ sản xuất dó đó tiền lương hợp lý sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền sản xuất phát triển và ngược lại. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội và người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình làm việc nhằm tái sản xuất sức lao động. Mặt khác tiền lương là bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động làm ra. Tùy theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể xác định là một bộ phận chi phí kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm. Hay được xác định một bộ phận của thu nhập. Kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.


    Chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp cần phải làm tốt công tác kế toán tiền lương và các khỏan trích theo lương. Để đảm bảo cho công việc tính lương chính xác kịp thời phản ánh tình hình sử dụng quỹ lương qua thời kỳ các doanh nghiệp cần sử dụng quản lý công, giờ lao động chặt chẽ. Đây là một động lực quan trọng động lực thúc đẩy mạnh mẽ người lao động làm việc hiệu quả đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.


    Thực hiện phương trâm “Học đi đôi với hành” sau 2 năm học được các thầy cô giáo truyền đạt trang bị những kiến thức về hạch toán kế toán. Nhà trường đã tổ chức cho chúng em thực tập tạo điều kiện cho chúng em nắm vững hơn về nghiệp vụ kế toán cũng như kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực tế giúp cho chúng em hiểu biết hơn về những kiến thức đã tiếp thu ở nhà trường. Chính vì vậy mà em đã được tiếp nhận đến thực tập tại Công ty TNHH LÊ PHA, thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thương mại Việt Á.


    Mặc dù là công ty thành viên của công ty cổ phần Việt Á nhưng đẵ có những bước tiến về xây lắp điện và thương mại cung cấp cho thị trường về điện. Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH LÊ PHA, do nhận thức sâu sắc công tác kế toán với sự giúp đỡ của các anh chị phòng kế toán và đặc biệt sự hướng dẫn tận tình của cô giáo KIM THỊ THU HIỀN, nên em đã chọn đề tài: “KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG” tại Công ty TNHH LÊ PHA làm báo cáo chuyên đề của mình.


    Do thời gian tìm hiểu và trình đọ nhận biết còn hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những sai. Vì vậy em kính mong các anh chị trong phòng kế toán tài vụ của công ty và cô giáo hướng dẫn góp ý cho em để chuyên đề này được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn!

    Nội dung chuyên đề: “KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG NHƯ SAU”:
    Phần I: Cơ sở lý luận chung về công tác tiền lương và các khoản trích theo lương.
    Phần II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
    Phần III: Một số ý kiến và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, BHXH, KPCĐ và kết luận tại công ty.


    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 1
    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. 3
    I. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY. 3
    1. Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương. 3
    2. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 4
    II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG QUỸ LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. 5
    1. Các hình thức trả lương. 5
    2. Quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ. 8
    III. THỦ TỤC CHỨNG TỪ VÀ TÀI KHOẢN SỬ DỤNG HẠCH TOÁN. 10
    1. Thủ tục hạch toán: 10
    2. Tài khoản hạch toán. 12
    3. Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 14
    4. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân viên trực tiếp sản xuất. 16


    PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 17
    A. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH LÊ PHA. 17
    I. TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY. 17
    II. CHỨC NĂNG , NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY. 19
    1. Chức năng. 19
    2. Nhiệm vụ: 19
    3. Cơ cấu bộ máy, tổ chức của công ty. 19
    4. Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống sổ sách trong công ty. 21
    5. Một số chỉ tiêu kinh tế mà công ty đạt được. 24
    B. TÌNH HÌNH KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH LÊ PHA. 25
    I. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 25
    1. Chứng từ kế toán sử dụng. 25
    2. Tài khoản sử dụng. 25
    3. Phương pháp hạch toán tiền lương và các khỏan trích theo lương. 26
    4. Hạch toán lao động. 29
    5. Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương của công ty về công nhân viên. 29


    PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, BHXH, KPCĐ VÀ KẾT LUẬN TẠI CÔNG TY. 40
    A. MỘT SỐ Ý KIẾN VÀ KIẾN NGHỊ. 40
    I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. 40
    II. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA CÔNG TY. 40
    1. Ưu điểm. 40
    2. Nhược điểm. 41
    3. Một số ý kiến đề xuất. 42
    B. KẾT LUẬN 44
     
Đang tải...