Luận Văn Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Sông Mã

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cty Sông Mã


    Lời nói đầu

    Đối với người lao động, sức lao động mà họ bỏ ra là để đạt được lợi ích cụ thể, đó là tiền công (tiền lương) mà người sử dụng lao động sẽ trả. Vì vậy, việc nghiên cứu tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) rất được mọi người quan tâm. Trước hết là họ muốn lương chính thức của mình được hưởng bao nhiêu? Đối với BHXH, BHYT, KPCĐ họ sẽ được hưởng như thế nào và họ có trách nhiệm như thế nào với các quỹ đó. Sự hiểu biết về tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ giúp họ đối chiếu với các chính sách của Nhà nước quy định về các khoản này. Nhờ vậy mà người lao động biết được những người sử dụng mình đã trích đúng, trích đủ cho họ quyền lợi này hay chưa. Cách tính của doanh nghiệp cũng giúp cán bộ công nhân viên thấy được quyền lợi của mình trong việc tăng năng suất lao động, từ đó thúc đẩy việc nâng cao chất lượng lao động của doanh nghiệp.

    Còn đối với doanh nghiệp, việc nghiên cứu và tìm hiểu sâu về quá trình hạch toán lương tại doanh nghiệp giúp các bộ quản lý hoàn thiện công tác này cho phù hợp với chính sách của Nhà nước, đồng thời qua đó cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp được quan tâm, đảm bảo về quyền lợi sẽ yên tâm hăng hái hơn trong lao động sản xuất. Hoàn thiện hạch toán lương còn giúp doanh nghiệp phân bổ chính xác chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nhờ giá thành hợp lý. Mối quan hệ giữa chất lượng lao động (lương) và kết quả sản xuất kinh doanh được thể hiện chính xác trong hạch toán cũng giúp rất nhiều cho bộ máy quản lý doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định chiến lược để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

    Là một sinh viên chuyên ngành kế toán - kiểm toán với mong muốn “Học đi đôi với hành” để củng cố thêm kiến thức, vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế, trong thời gian thực tập tốt nghiệp, được sự giúp đỡ tận tình của Cô giáo hướng dẫn TS. Khu Thị Tuyết Mai cùng các cô, các chú Phòng Kế toán, ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ trong Công ty Sông Mã,



    em đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sông Mã” thuộc tỉnh Thanh Hoá.

    Mục đích của việc viết khoá luận là tìm hiểu về công tác kế toán tiền lương tại Công ty Sông Mã tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương tại Công ty.

    Với mục đích nghiên cứu trên, đề tài có kết cấu như sau:

    Lời mở đầu.

    Chương 1 : Một số vấn đề lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

    Chương 2 : Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sông Mã trong những năm gần đây.

    Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại Công ty Sông Mã trong những năm tới.

    Kết luận.

    Tài liệu tham khảo.



    Chương 1 :


    Một số vấn đề lý luận chung

    về kế toán tiền lương

    và các khoản trích theo lương



    1.1 Một số vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương

    1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, chức năng của tiền lương

    1.1.1.1 Khái niệm tiền lương

    Tiền lương là một phạm trù kinh tế phức tạp, mang tính lịch sử có ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội to lớn. Ngược lại, bản thân tiền lương cũng chịu tác động mạnh mẽ của xã hội.

    Cụ thể là trong xã hội Tư bản, tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của sức lao động, là giá cả của sức lao động.

    Trong xã hội chủ nghĩa, tiền lương không phải là giá cả của sức lao động, mà là một phần giá trị trong tổng sản phẩm xã hội dùng để phân phối cho người lao động theo nguyên tắc “ làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Tiền lương mang ý nghĩa tích cực, tạo sự cân bằng trong phân phối thu nhập quốc dân.

    ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp, một phần thu nhập quốc dân được tách ra làm quỹ lương và phân phối cho người lao động theo kế hoạch. Tiền lương chịu tác động của quy luật phát triển cân đối có kế hoạch, chịu sự chi phối trực tiếp của Nhà nước thông qua các chế độ, chính sách tiền lương do Hội đồng Bộ trưởng ban hành (nay là Chính phủ). Tiền lương cụ thể bao gồm hai phần: Phần trả bằng tiền dựa trên hệ thống thang lương, bảng lương và phần trả bằng hiện vật thông qua chế độ tem phiếu, sổ (phần này chiếm tỷ trọng lớn). Theo cơ chế này thì tiền lương không gắn chặt với số lượng và chất lượng lao động, không phản ánh đúng giá trị của sức lao động đã tiêu hao của từng người lao động, không đảm bảo cuộc sống ổn định cho nhân dân. Vì vậy, nó không tạo ra một động lực trong sản xuất. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, khi thị trường, giá cả được thừa nhận rộng rãi thì “Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người cung ứng sức lao động được nhận theo nguyên tắc cung, cầu giá cả thị trường và luật pháp hiện hành của Nhà nước”. Tiền lương vừa là phạm trù của phân phối, vừa là phạm trù trao đổi tiêu dùng.

    Trên thực tế, cái mà người lao động yêu cầu không phải là một khối lượng tiền lương lớn mà họ quan tâm đến khối lượng tư liệu sinh hoạt mà họ nhận được thông qua tiền lương. Vấn đề này liên quan đến hai khái niệm về tiền lương đó là: Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.

    - Tiền lương danh nghĩa: Là khối lượng tiền trả cho cán bộ công nhân viên dưới hình thức tiền tệ, đó là số tiền thực tế mà người lao động nhận được. Tuy vậy, cùng với một số tiền như nhau, người lao động sẽ mua được khối lượng hàng hoá dịch vụ khác nhau ở các thời điểm, địa điểm khác nhau do sự biến động thường xuyên của giá cả.

    - Tiền lương thực tế: Là số lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ mà người lao động mua được bằng tiền lương danh nghĩa. Tiền lương thực tế phụ thuộc hai yếu tố sau:

    + Tổng số tiền nhận được (tiền lương danh nghĩa).

    + Chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng dịch vụ.

    Như vậy, tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế có mối quan hệ khăng khít với nhau và được thể hiện qua công thức sau:



    Tiền lương danh nghĩa

    Tiền lương thực tế =

    Chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ



    Khi chỉ số tiền lương danh nghĩa tăng nhanh hơn chỉ số giá cả, điều này có nghĩa là thu nhập thực tế của người lao động tăng lên, khi chỉ số tiền lương danh nghĩa tăng chậm hơn chỉ số giá cả thì tiền lương không đảm bảo được đời sống của cán bộ công nhân viên chức. Khi đó, tiền lương không hoàn thành chức năng quan trọng đó là tái sản xuất sức lao động. Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải luôn quan tâm đến tiền lương thực tế.

    Về phương diện hạch toán, tiền lương công nhân doanh nghiệp sản xuất được chia làm hai loại, đó là : Tiền lương chính và tiền lương phụ.

    - Tiền lương chính: Là tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong thời gian thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực).

    - Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên trong thời gian thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian người lao động được nghỉ hưởng theo chế độ (nghỉ phép, nghỉ vì ngừng sản xuất .).

    Việc phân chia tiền lương chính và tiền lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm. Tiền lương chính của công nhân sản xuất được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất của từng loại sản phẩm. Tiền lương phụ của công nhân do không gắn với quá trình sản xuất sản phẩm nên hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất.

    [​IMG]
     
Đang tải...