Luận Văn Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty CPXDCT giao thông 810

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cty CPXDCT giao thông 810


    Lời mở đầu

    Nêu ra 3 yếu tố của lao động, đó là: lao động của con người, đối tượng lao động và công cụ lao động. Thiếu một trong ba yếu tố đó quá trình sản xuất sẽ không diễn ra. Nếu xét về mức độ quan trọng thì lao động của con ngời là yếu tố đóng vai trò quyết định nhất. Không có sự tác động của con người vào tư liệu sản xuất (2 yếu tố sau) thì tư liệu sản xuất không thể phát huy được tác dụng.
    Đối với người lao động, sức lao động họ bỏ ra là để đạt được lợi ích cụ thể, đó là tiền công (lương) mà ngời sử dụng lao động của họ sẽ trả. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình phân tích hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) rất được người lao động quan tâm. Trước hết là họ muốn biết lương chính thức được hưởng bao nhiêu, họ được hưởng bao nhiêu cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và họ có trách nhiệm như thế nào với các quỹ đó. Sau đó là việc hiểu biết về lương và các khoản trích theo lương sẽ giúp họ đối chiếu với chính sách của Nhà nước quy định về các khoản này, qua đó biết được người sử dụng lao động đã trích đúng, đủ cho họ quyền lợi hay chưa. Cách tính lương của doanh nghiệp cũng giúp cán bộ công nhân viên thấy được quyền lợi của mình trong việc tăng năng suất lao động, từ đó thúc đẩy việc nâng cao chất lượng lao động của doanh nghiệp.
    Còn đối với doanh nghiệp, việc nghiên cứu tìm hiểu sâu về quá trình hạch toán lương tại doanh nghiệp giúp cán bộ quản lý hoàn thiện lại cho đúng, đủ, phù hợp với chính sách của Nhà nước, đồng thời qua đó cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp được quan tâm bảo đảm về quyền lợi sẽ yên tâm hăng hái hơn trong lao động sản xuất. Hoàn thiện hạch toán lương còn giúp doanh nghiệp phân bổ chính xác chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nhờ giá cả hợp lý. Mối quan hệ giữa chất lượng lao động (lương) và kết quả sản xuất kinh doanh được thể hiện chính xác trong hạch toán cũng giúp rất nhiều cho bộ máy quản lý doanh nghiệp trong việc đa ra các quyết định chiến lược để nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
    Xuất phát từ tầm quan trọng của lao động tiền lương, trong thời gian trực tập tại Công ty CP XDCT giao thông 810, nhờ sự giúp đỡ của phòng kế toán và sự hướng dẫn của các thầy cô giáo em đã viết đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CPXDCT giao thông 810 ”.
    NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC XÂY DỰNG GỒM 3 CHƯƠNG:
    Chương I: Những lý luận cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
    Chương II: Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trichs theo lương tại Công ty CP XDCT giao thông 810
    Chương III: Nhận xét, đánh giá và một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của CTy CPXDCT giao thông 810








    Chương I
    Những lý luận cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
    I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG
    Ở Việt Nam trớc đây, trong nền kinh tế bao cấp, tiền lương được hiểu là một phần thu nhập quốc dân, được Nhà nớc phân phối một cách có kế hoạch cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động.
    Chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh nhưng có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, tiền lương được hiểu theo đúng nghĩa của nó trong nền kinh tế đó. Nhà nứơc định hướng cơ bản cho chính sách lương mới bằng một hệ thống được áp dụng cho mỗi người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế quốc dân và Nhà nước công nhận sự hoạt động của thị trường sức lao động.
    Quan niệm hiện nay của Nhà nước về tiền lương như sau:
    “Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng sức lao động, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, trong đó có quy luật cung - cầu”.
    Trong cơ chế mới, cũng nh toàn bộ các loại giá cả khác trên thị trường, tiền lương và tiền công của ngời lao động ở khu vực sản xuất kinh doanh do thị trường quyết định. Nguồn tiền lương và thu nhập của người lao động là lấy từ hiệu quả sản xuất kinh doanh (một phần trong giá trị mới sáng tạo ra). Tuy nhiên sự quản lý vĩ mô của Nhà nớc về tiền lương đối với khu vực sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải bảo đảm cho ngời lao động có thu nhập tối thiểu bằng mức lơng tối thiểu do Nhà nớc ban hành để ngươì lao động có thể ăn, ở, sinh hoạt và học tập ở mức cần thiết.
    Còn những ngời lao động ở khu vực hành chính sự nghiệp hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định theo chức danh và tiêu chuẩn, trình độ nghiệp vụ cho từng đơn vị công tác. Nguồn chi trả lấy từ ngân sách Nhà nước.
    Tuy khái niệm mới về tiền lương đã thừa nhận sức lao động là hàng hoá đặc biệt (là tổng thể của các mối quan hệ xã hội) và đòi hỏi phải trả lương cho ngời lao động theo sự đóng góp và hiệu quả cụ thể nhng do đang ở thời kỳ chuyển đổi nên tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh, các cơ quan hành chính sự nghiệp ở khu vực Nhà nước ở nớc ta cha hoàn toàn hoạt động trả lương như các đơn vị sản xuất tư nhân, cần có đầy đủ thời gian chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho việc trả lương theo hướng thị trường.
    Ý nghĩa của tiền lương đối với người lao động, đối với doanh nghiệp sẽ vô cùng to lớn nếu đảm bảo đầy đủ 4 chức năng:
    1. Chức năng thước đo giá trị: là cơ sở để điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗi khi giá cả (bao gồm cả sức lao động) biến động
    2. Chức năng tái sản xuất sức lao động: nhằm duy trì năng lực làm việc lâu dài, có hiệu quả trên cơ sở tiền lương bảo đảm bù đắp đợc sức lao động đã hao phí cho người lao động.
    3. Chức năng kích thích lao động: bảo đảm khi ngời lao động làm việc có hiệu quả thì đợc nâng lương và ngược lại.
    4. Chức năng tích luỹ: đảm bảo có dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi người lao động hết khả năng lao động hoặc gặp bất trắc rủi ro.
    Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng một lực lượng lao động nhất định tuỳ theo quy mô, yêu cầu sản xuất cụ thể. Chi phí về tiền lương là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm chi phí về lao động sống (lương), do đó góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, cho người lao động trong doanh nghiệp.
    Tiền lương không phải là vấn đề chi phí trong nội bộ từng doanh nghiệp thu nhập đối với người lao động mà còn là một vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội mà Chính phủ của mỗi quốc gia cần phải quan tâm.
    II - CÁC HÌNH THỨC TRẢ TIỀN LƯƠNG
    Trong các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác nhau của nền kinh tế thị trờng có rất nhiều loại lao động khác nhau; tính chất, vai trò của từng loại lao động đối với mỗi quá trình sản xuất kinh doanh lại khác nhau. Vì thế, mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức trả lơng cho ngsời lao động sao cho hợp lý, phù hợp với đặc điểm công nghệ, phù hợp với trình độ năng lực quản lý.
    Hiện nay, việc trả lương trong các doanh nghiệp phải thực hiện theo luật lao động và theo thông t số : 04/2003/TT-BLĐTBXH ngày 17/2/2003 của Bộ Lao động thương binh xã hội về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh tiền lương và phụ cấp trong các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể áp dụng 3 hình thức trả lương nh sau:
    ã Hình thức trả lương theo thời gian
     
Đang tải...