Luận Văn Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần ĐTXD Nam Hải

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần ĐTXD Nam Hải


    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong cơ chế thị trường hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Một trong các biện pháp để tăng lợi nhuận là tìm mọi cách để giảm chi phí ở một mức độ có thể thực hiện được. Việc hạch toán về chi phí lao động là một công việc phức tạp trong việc hạch toán chi phí kinh doanh. Hạch toán chi phí nhân công không chỉ là cơ sở để xác định khoản phải nộp ngân sách cho cơ quan phúc lợi xã hội mà còn đảm bảo tính đúng, tính đủ tiền lương cho người lao động và quyền lợi của họ. Lao động có vai trò cơ bản trong quyết định sản xuất, Nhà nước luôn bảo vệ quyền lợi của người lao động, biểu hiện cụ thể bằng Luật lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ)
    Tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu của người lao động, do đó họ đòi hỏi mức lương xứng đáng vơi sức lao động họ bỏ ra và đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của họ. Vì vậy đối với các doanh nghiệp việc lựa chọn hình thức trả lương nào cho hợp lý để thoả mãn lợi ích người lao động và trở thành đòn bẩy kinh tế khuyến khích tăng năng suất lao động là một vấn đề quan trọng. Tùy theo đặc điểm của từng dn mà việc hạch toán tiền lương cho chính xác, khoa học để tính đúng, tính đủ tiền lương , đảm bảo quyền lợi vật chất cho người lao động, đặc biệt là đảm bảo công tác kiểm toán, thanh tra, kiểm tra được dễ dàng.
    Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT, KPCĐ. Đây là quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đến từng thành viên. Các chế độ về tiền lương và các khoản trích theo lương đã được Nhà nước ban hành, song nó được vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh và vào tính chất công việc. Công ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Nam Hải với nhiệm vụ là xây dựng những công trình và hạng mục công trình, Với quy mô như vậy thì việc xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp có một ý nghĩa rất quan trọng về sự tồn tại và phát triển của công ty.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, với sự giúp đỡ tận tình của cô chú, anh chị trong phòng kế toán công ty cổ phần và ĐT XD Nam Hải, đặc biệt là được sự giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Quí , em đã lựa chọn đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần ĐTXD Nam Hải”.

    MỤC LỤC

    Lời nói đầu 1
    Chương I. Các vấn đề chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 3

    1.1. Vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất. 3
    1.2. Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 4
    1.2.1.Phân loại lao động theo thời gian lao động:Toàn bộ lao động trong DN được chia thành: 4
    1.2.2. Phân loại theo quan hệ với quá trình sản suất: 4
    1.2.3. Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. 5
    1.3. ý nghĩa, tác dụng của cong tác tổ chức lao động, quản lý lao động. 6
    1.3.1. Ý nghĩa: 6
    1.3.3. Tác dụng: 6
    1.4. Các khái niệm, ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương. 6
    1.4.1. Khái niệm: 7
    1.4.2. Ý nghĩa: 8
    1.5. Các chế độ về tiền lương, trích lập sử dụng KPCĐ, BHXH, BHYT, tiền ăn ca của Nhà nước quy định: 9
    1.5.2. Chế độ về các khoản trích theo tiền lương của Nhà nước quy định. 10
    1.6. Các hình thức tiền lương. 12
    1.6.1. Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động. 12
    1.6.1.1. Khái niệm: 12
    1.6.1.2. Các hình thức trả lương thời gian và phương pháp tính. 12
    1.6.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm. 15
    1.6.2.1. Khái niệm: 15
    1.6.2.2. Phương pháp xác định mức lao động và đơn giá lương sản phẩm. 15
    1.6.2.3. Các phương pháp trả lương theo sản phẩm. 15
    1.7. Khái niệm quỹ tiền lương, nội dung và phân loại quỹ tiền lương. 22
    1.7.1. Khái niệm: 22
    1.7.2. Nôi dung: 22
    1.7.3. Phân loại quỹ tiền lương trong hạch toán: 23
    1.8. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 23
    1.9. Kế toán tổng hợp tiền lương, KPCĐ, BHYT, BHH. 24
    1.9.1. Các tài khoản kế toán sử dụng chủ yếu: 24
    1.9.2. Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 27
    1.9.2.1. Tính tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả công nhân viên 27
    1.9.2.2. Tính trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất 27
    1.9.2.3. Tiền thưởng phải trả công nhân viên 28
    1.9.2.4. Tiền ăn ca của công nhân viên 28
    1.9.2.5. Bảo hiểm xã hội phải trả công nhân viên 28
    1.9.2.6. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất (19%) 28
    1.9.2.7. Các khoản khấu trừ vào tiền lương phải trả công nhân viên 29
    1.9.2.8. Tính thuế thu nhập của người lao động phải nộp 29
    1.2.2.9. Trả tiền lương và các khoản phải trả công nhân viên 29
    1.9.2.10. Số tiền tạm giữ công nhân viên đi vắng 29
    1.9.2.11. Trường hợp trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm hàng hoá 30
    1.9.2.12. Chi trên quỹ BHXH, KPCĐ tại đơn vị 30
    1.9.2.13. Chuyển tiền BHXH, BHYt, KPCĐ cho cơ quan quản lý chức năng theo chế độ 30
    1.9.2.14. Cơ quan BHXH thanh toán số thực chi cuối quý 30
    Chương II: Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương 32
    2.1. Đặc điểm chung của doanh nghiệp 32
    2.1.1. Quá trình phát triển của doanh nghiệp 32
    2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm lao động sản xuất kinh doanh của công ty. 33
    2.1.3.1. Công tác tổ chức bộ máy quản lý và tính chất sản xuất 33
    2.1.3.2. Tổ chức công tác kế toán. 35
    2.2 Thực tế công tác tổ chức lao động và kế toán tiền lương cùng các khoản trích theo tiền lương 39
    2.2.1 Công tác tổ chức quản lý lao động ở công ty 39
    2.2.2 Nội dung quỹ tiền lương và thực tế quản lý tiền lương của doanh nghiệp 39
    2.2.3 Hình thức tính lương áp dụng tại doanh nghiệp 40
    2.2.4 Kế toàn tổng hợp tiền lương và các khoản tính theo tiền lương 60
    2.2.1.4 Các tổng kết kế toán sử dụng trong công tác kế toán tiền lương và các khoản tín theo tiềm lương của doanh nghiệp 60
    Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thành công tác kt tiền lương và các khoản trích theo tiền lương Tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nam Hải 70
    Kết Luận 74


     
Đang tải...