Luận Văn Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thu's Miuu, 30/5/12.

  1. Thu's Miuu

    Thu's Miuu New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    Chương 1: Lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp sản xuất 1
    1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp sản xuất 1
    1.1.1 Lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương 1
    1.1.2 Yêu cầu quản lý lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương 3
    1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương . 5
    1.2 Các hình thức tiền lương, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ 7
    1.2.1 Các hình thức tiền lương . 7
    1.2.2 Quỹ tiền lương . 10
    1.2.3 Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn 11
    1.3 Hạch toán lao động 14
    1.3.1 Hạch toán số lượng lao động 14
    1.3.2 Hạch toán thời gian lao động 14
    1.3.3 Hạch toán kết qủa lao động 15
    1.3.4 Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động 16
    1.4 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 16
    1.4.1 Tài khoản kế toán sử dụng 16
    1.4.2 Tổng hợp, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 19
    1.4.3 Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 20
    1.5 Sổ kế toán sử dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 22
    Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong công ty cổ phần Cao su Sao Vàng 27
    2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần Cao su Sao Vàng . 27
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty . 27
    2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng. 30
    2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty cổ phần Cao su Sao Vàng . 34
    2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán trong Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng . 37
    2.2 Thực trạng tình hình tổ chức công tác kế toán trong Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng . 42
    2.2.1 Đặc điểm lao động, tiền lương tại Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng 42
    2.2.2 Các hình thức trả lương 45
    2.2.3 Tổ chức hạch toán lao động 45
    2.2.4 Tính lương và các khoản phải trả cho người lao động 49
    2.2.5 Tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương . 62
    2.2.6 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 64
    Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần cao su Sao Vàng . 84
    3.1 Nhận xét thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng 84
    3.1.1 Ưu điểm 84
    3.1.2 Một số hạn chế 87
    3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Cao su Sao Vàng . 88

    Chương 1
    Lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp sản xuất

    1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp sản xuất
    1.1.1 Lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương
    * Lao động:
    Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng XHCN. Để đứng vững và phát triển trong một thị trường đầy biến động, các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất phải làm sao để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được diễn ra liên tục, sản phẩm dịch vụ làm ra phải được thị trường chấp nhận, bảo đảm được doanh nghiệp bù đắp được chi phí và có lợi nhuận.
    Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự kết hợp các yếu tố đầu vào (tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động) để tạo ra các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của thị trường.
    Bởi vậy để có những sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, mẫu mã đẹp và các dịch vụ làm hài lòng khách hàng nhất các doanh nghiệp phải rất chú trọng tới các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Bởi lẽ, các yếu tố này quyết định đế giá cả, chất lượng của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ và tứ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín cho doanh nghiệp.
    Trong sản xuất lao động thì không thể thiếu một trong ba yếu tố trên được. Song yếu tố sức lao động được coi là chủ yếu và cơ bản nhất. Bởi vì chính nhờ có mục đích, tính ý thức của lao động được thể hiện ở trình độ năng lực, sức khoẻ cơ bắp hay trí tuệ của bản thân người lao động đã quyết định được hoàn thành hay không hoàn thành của quá trình sản xuất.
    Như vậy, lao động là hoạt động chân tay trí óc của con người nhằm tác động biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người. Trong mọi xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không tách rời sức lao động, lao động là yếu tố đầu tiên cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người và là yếu tố cơ bản mang tính quyết định trong quá trình sản xuất.
    * Tiền lương:
    Để quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thương xuyên liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động. Như vậy khi họ tham gia lao động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải trả thù lao lao động cho họ. Trong nền kinh tế hàng hoá, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị gọi là tiền lương.
    Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp.
    Bản chất tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá của yếu tố sức lao động, tiền lương tuân theo nguyên tắc cung cầu giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Tiền lương chính là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động, là đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần hăng hái lao động.
    Đối với chủ doanh nghiệp tiền lương là một yếu tố của chi phí đầu vào sản xuất, còn đối với người cung ứng sức lao động tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của họ, nói cách khác tiền lương là động lực và là cuộc sống.
    Một vấn đề mà các doanh nghiệp không thể không quan tâm đó là mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu đo lường giá trị sức lao động thông thường trong điều kiện làm việc bình thường, yêu cầu một kỹ năng đơn giản với một khung giá các tư liệu sinh hoạt hợp lý.
    Đây là cái “ngưỡng” cuối cùng cho sự trả lương của tất cả các ngành các doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn có sức lao động để hoạt động kinh doanh, ít nhất phải trả mức lương không thấp hơn mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy định.
    Đồng thời doanh nghiệp phải tính toán giữa chi phí và doanh thu trong đó tiền lương là một chi phí rất quan trọng ảnh hưởng tới mức lao động sẽ thuê làm sao đó để tạo ra được lợi nhuận cao nhất.
    * Các khoản trích theo lương
    Bên cạnh tiền lương thì người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn mà theo chế độ tài chính hiện hành các doanh nghiệp phải tính vào chi phí quản lý kinh doanh.
    Cùng với tiền lương, các khoản bảo hiểm và kinh phí nói trên hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong tổng chi phí về lao động sống của doanh nghiệp. Khoản chi phí này là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động và chính sách tiền lương phù hợp góp phần vào việc tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
    1.1.2 Yêu cầu quản lý lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương
    Quản lý lao động tiền lương là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý kinh doanh. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yếu tố lao động và việc quan tâm đúng mức chi phí lao động sống là vấn đề không thể thiếu. Quản lý tốt lao động tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận đề ra. Mặt khác việc quản lý lao động còn làm cơ sở cho việc tính toàn và xác định thù chi phí lao động. Đối với các doanh nghiệp tiền lương phải trả cho người lao động là một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo ra hay nói cách khác nó là yếu tố của chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải quản lý lao động và tiền lương có hiệu quả sao cho với mức thù lao hợp lý sẽ kích thích người lao động trong doanh nghiệp lao động sáng tạo, nâng cao kỹ năng-kỹ xảo tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất góp phần làm tăng lợi nhuận.
    Để việc quản lý lao động hiệu quả hơn thì doanh nghiệp cần thiết phải phân loại lao động. Tuỳ theo yêu cầu quản lý và loại hình của từng doanh nghiệp mà có các tiêu thức phân loại khác nhau. Việc phân loại thích hợp lao động cũng là điều kiện để quản lý chặt chẽ, tổ chức hạch toán chi tiền lương và các khoản trích theo lương phục vụ cho yêu cầu quản lý và quản trị. Thông thường trong doanh nghiệp sản xuất, căn cứ vào việc tổ chức quản lý, sử dụng và trả lương, lực lượng lao động trong doanh nghiệp được chia thành hai loại: Công nhân viên trong danh sách và công nhân viên ngoài danh sách.
    Công nhân viên trong danh sách: Là những người được đăng ký trong danh sách lao động của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý và trả lương. Theo quy định hiện hành công nhân viên trong danh sách bao gồm những ngày trực tiếp sản xuất từ một ngày trở lên và những người không trực tiếp sản xuất từ năm ngày trở lên. Công nhân viên trong danh sách được chia thành các loại lao động khác nhau theo hai tiêu thức sau:
    - Căn cứ vào tính liên tục của thời gian làm việc công nhân viên trong danh sách gồm công nhân viên thường xuyên và công nhân viên tạm thời.
    + Công nhân viên thường xuyên là những người được tuyển dụng chính thức làm việc lâu dài cho doanh nghiệp hoặc những người chưa được tuyển dụng chính thức nhưng làm việc thường xuyên và liên tục.
    + Công nhân viên tạm thời là những người làm việc cho doanh nghiệp theo hợp đồng lao động trong đó có quy định rõ thời gian làm việc.
    - Căn cứ vào tính chất hoạt động sản xuất, công nhân viên trong danh sách được chia thành công nhân viên sản xuất kinh doanh cơ bản và công nhân viên thuộc các hoạt động khác.
    + Công nhân viên sản xuất kinh doanh cơ bản là những người trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chính ở doanh nghiệp gồm: Công nhân chính, công nhân phụ, nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính
    + Công nhân viên thuộc các hoạt động khác là những người tham gia vào các hoạt động phục vụ gián tiếp cho quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp như: Công nhân viên xây dựng cơ bản, công nhân viên vận tải, những công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ
    Công nhân viên ngoài danh sách: Là những người tham gia làm việc tại doanh nghiệp nhưng không thuộc quyên quản lý và trả lương của doanh nghiệp. Họ là những người do các đơn vị khác gửi đến như: Thợ học nghề, sinh viên thực tập, cán bộ chuyên trách công tác đoàn thể
    Các doanh nghiệp chủ yếu quan tâm đến công nhân viên trong danh sách vì đây là bộ phận quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn những công nhân viên ngoài danh sách chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng số lực lượng lao động. Việc phân loại lực lượng lao động như trên cho phép quản lý tốt sự biến động của lực lượng lao động đồng thời làm cơ sở cho việc tính toán, thanh toán lương gọn nhẹ chính xác và hợp lý.
    Quản lý lao động phải đảm bảo trên hai mặt: Chất lượng lao động và số lượng lao động.
    - Quản lý số lượng người lao động: là quản lý về số lượng người lao động trên các mặt: Giới tính, độ tuổi, chuyên môn Doanh nghiệp phải có số lượng công nhân viên với cơ cấu hợp lý, tỷ lệ lao động gián tiếp vừa phải để dành phần cho lao động trực tiếp.
    - Quản lý chất lượng lao động: Là quản lý năng lực mọi mặt của (nhóm) người lao động trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm (sức khoẻ lao động, trình độ kỹ năng-kỹ xảo, ý thức kỷ luật )
    Về chi phí lao động sống yêu cầu đặt ra là quản lý khoản chi phí này như thế nào để một mặt doanh nghiệp tăng mức thu nhập cho người lao động nhằm khuyến khích tinh thần người lao động, làm nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động. Mặt khác doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Việc tăng lương phải phù hợp với việc tăng chất lượng lao động từ đó làm tăng số lượng, chất lượng sản phẩm tranh tình trạng đội giá thành lên cao.
    1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
    Trong thế giới ngày nay, khi hiệu quả về thời gian trở thành thước đo rất quan trọng, thì rõ ràng doanh nghiệp phải có những thay đổi cơ bản để theo kịp tiến trình phát triển. Bởi vậy tính tự chủ của doanh nghiệp ngày càng phát huy, các doanh nghiệp phải tự hạch toán, từ tìm thấy hướng đi phù hợp cho mình, tự tìm những giải pháp tốt nhất để có thể tự chủ kinh doanh và đạt kết quả cao. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các quy luật thị trường và đặc biệt là sức ép cạnh tranh ngày một gay gắt. Bối cảnh nền kinh tế mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng tiềm ẩn trong nó là sự đào thải nghiêm khắc. Bởi vậy doanh nghiệp phải không ngừng phát triển và hoàn thiện mình. Kế toán với vai trò là công cụ phục vụ cho việc quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là việc ghi chép phản ánh tổng hợp và chi tiết số liệu về tình hình thanh toán các khoản phải trả người lao động. Thông qua kết quả hoạt động của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương doanh nghiệp có thể nắm bắt được những thông tin về tình hình quản lý sử dụng lao động và đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp.
    Trong một doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Cơ cấu lao động với nhiều lao động với chức năng nhiệm vụ khác nhau. Mỗi loại, mỗi cấp bậc lao động lại có mức thù lao khác nhau. Việc hạch toán lao động, kế toán tiền lương không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động mà còn liên quan đến các chi phí lao động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của nhà nước.
    Để phục vụ yêu cầu quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
    Thứ nhất: Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian kết quả lao động, tính lương và trích các khoản theo lương, phân bổ chi phí lao động theo đúng đối tượng sử dụng lao động.
    Thứ hai: Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở các bộ phận sản xuất- kinh doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chừng từ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp.
    Thứ ba: Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động.
    Thứ tư: Lập báo cáo về lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương, định kỳ tiến hành phân tích tình hình lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương, cung cấp các thông tin về lao động tiền lương cho bộ phận quản lý một cách kịp thời.
    Có thể nói chí phí về lao động hay tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ là vấn đề được các nhà quản lý doanh nghiệp chú ý mà còn là mối quan tâm hàng đầu đặc biệt của người lao động vì đây chính là quyền lợi của họ, là giá của sức lao động mà người lao động đã cống hiến.

    Luận văn này có độ dài 101 trang

    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...