Luận Văn Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở xí nghiệp xe buýt Hà Nội

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở xí nghiệp xe buýt Hà Nội
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hoá. Việc xác định, đánh giá đúng giá trị của loại hàng hoá đặc biệt này không chỉ có ý nghĩa với người lao động và người sử dụng lao động mà còn có ý nghĩa với toàn xã hội.

    Đối với người lao động, thù lao tương xứng với sức lao động đã bỏ ra có tác dụng khuyến khích họ phát huy khả năng và trách nhiệm trong công việc. Đối với doanh nghiệp , đánh giá đúng tiền lương sẽ tiết kiệm được chi phí và đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với xã hội, việc sử dụng và hạch toán đúng đắn tiền lương sẽ góp phần tăng năng suất lao động, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống xã hội. Gắn liền với tiền lương, các khoản trích theo tiền lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn thể hiện sự hỗ trợ nhau giữa các thành viên trong xã hội.
    Tuy nhiên, giữa người sử dụng lao động và người lao động có những mong muốn khác nhau. Làm thế nào để vừa nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo việc phân phối tiền lương được thực hiện công bằng đó là vấn đề không phải doanh nghiệp nào cũng giải quyết được thoả đáng. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp vận dụng như thế nào các chính sách, chế độ tiền lương do Nhà nước ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp . Vấn đề đó càng có ý nghĩa đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Chính phủ đã ban hành Nghị định về mức lương tối thiểu với người lao động trong các doanh nghiệp và các chế độ chính sách phụ cấp, bảo hiểm y tế mới.
    Xuất phát từ những lý do nêu trên, trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội, chúng tôi đã chọn đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương” để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.

    Cấu trúc của chuyên đề gồm 3 chương:

    Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương.
    Chương 2: Tình hình tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương ở Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội.
    Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác tiền lương ở Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội.

    Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy giáo cùng cán bộ công nhân viên Phòng Hành chính - Lao động - Tiền lương và Phòng Thống kê - Kế toán -Tài vụ của xí nghiệp đã tận tình giúp đỡ trong quá trình hoàn thành chuyên đề này. Do thời gian không nhiều và với kiến thức của một sinh viên, chuyên đề này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các nhà chuyên môn.








    CHƯƠNG 1
    Những vấn đề lý luận chung về kế toán tiền lương
    và các khoản trích theo tiền lương.


    1.1 Vai trò của lao động và chi phí lao động sống trong sản xuất kinh doanh.
    1.1.1 Vai trò của lao động trong sản xuất kinh doanh.
    Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng sức lao động để tạo ra những công cụ thô sơ phục vụ hữu ích cho nhu cầu kiếm ăn hàng ngày. Cùng với sự phát triển của xã hội, công cụ lao động ngày một hoàn thiện hơn, năng suất lao động ngày một nâng cao hơn, đời sống được cải thiện rõ rệt hơn.
    Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật phát triển, trong sản xuất kinh doanh chủ yếu sử dụng máy móc nhưng không vì thế mà lao động mất đi tầm quan trọng, có những công việc có thể dùng máy móc thay thế con người, song có những công việc vẫn phải cần đến bàn tay người lao động. Đặc biệt giai đoạn hiện nay, khi một số nước tư bản đã bước sang nền kinh tế tri thức, các ngành sản xuất kinh doanh dựa trên công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng và khi tri thức trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất thì vai trò của con người trong sản xuất kinh doanh lại càng trở nên đặc biệt cần thiết.

    Chỉ có thông qua quá trình lao động sáng tạo thì con người mới có thể tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước, của xã hội. Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh và là yếu tố mang tính quyết định nhất. Nếu không có lao động của con người thì không có hoạt động sản xuất kinh doanh.

    1.1.2 Chi phí lao động sống và vấn đề tiền lương.
    a) Vai trò của chi phí lao động sống:
    Để tiến hành sản xuất kinh doanh với những biện pháp giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải thường xuyên hạch toán các yếu tố chi phí trong quá trình sản xuất như chi phí nguyên vật liệu , chi phí hao mòn máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp , song một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh không thể không đề cập đến là chi phí lao động sống
    Chi phí về lao động sống là một yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động tức là tiết kiệm chi phí về lao động sống, do đó góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất cho người lao động trong doanh nghiệp .

    b) Khái niệm về tiền lương:
    Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với việc sử dụng lao động thông qua các quan hệ hàng hoá-tiền tệ. Tiền lương (tiền công) là phần thù lao để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động mà công nhân viên đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương (tiền công) gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên đã tham gia, thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
    Tiền lương biểu hiện rõ ràng nhất lợi ích kinh tế và là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất để kích thích người lao động quan tâm đến hiệu quả sản xuất.

    c) Sự cần thiết của các khoản trích theo tiền lương:
    Vấn đề tiền lương có quan hệ mật thiết và thường xuyên đến từng người lao động, đến mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , thể hiện rõ chính sách đãi ngộ của Đảng và Nhà nước đối với người lao động.
    Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên đã thực hiện. Ngoài tiền lương (tiền công), để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu dài, bảo vệ sức khoẻ và đời sống tinh thần của người lao động, theo chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ).
    - BHXH được trích lập để tài trợ cho trường hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu
    - BHYT được trích lập để tài trợ cho việc phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động.
    - KPCĐ được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động tổ chức của giới lao động nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
    1.2 Phân loại công nhân viên trong doanh nghiệp .
    Tổng số công nhân viên trong doanh nghiệp là toàn bộ lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm lực lượng lao động làm các công việc cụ thể khác nhau, trình độ tay nghề khác nhau. Vì vậy phải tiến hành phân loại công nhân viên.
    Phân loại sẽ tạo điều kiện cho việc giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch lao động, tính lương và trả lương đúng chế độ, đúng đối tượng. Có hai cách phân loại công nhân viên:
     
Đang tải...