Luận Văn Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Xây dung Thương mại Miền núi

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Mỗi doanh nghiệp là một tế bào quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đó là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp các lao vụ, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong xã hội.
    Nhân tố quan trọng nhất trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó là nhân tố con người. Một trong những biện pháp nhằm phát huy nhân tố này là dùng tiền lương: "Tiền lương vừa là động lực thúc đẩy con người trong sản xuất kinh doanh, vừa là một chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được cấu thành vào giá thành sản phẩm ". Xây dựng và quản lý quỹ tiền lương một cách có hiệu quả vừa đảm bảo được quyền lợi của người lao động đồng thời là một biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
    Một doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất trên thị trường thì mục tiêu hàng đầu của họ là lợi nhuận do đó họ phải chú trọng và quan tâm tới tất cả các yếu tố đầu vào, tăng cường thúc đẩy các yếu tố đầu ra. Tức là phải sử dụng chi phí sản xuất ở mức thấp nhất, tiết kiệm nhất nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt mức cao nhất. Để đạt được điều này doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp như tìm được nguồn vật tư đầu vào hợp lý hoặc giảm tối đa các khoản chi phí không đáng có song tiền lương của người công nhân thì không thể cắt giảm được. Doanh nghiệp phải xác định chính xác chế độ tiền lương và tiền thưởng cho người lao động. Tiền lương là đòn bầy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên khuyến khích công nhân viên phấn khởi tích cực lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.
    Chúng ta đều hiểu tiền lương là biểu hiện bằng tiền của một bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí sức lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh (tái sản xuất sức lao động ). Hơn nữa tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, ngoài ra họ còn được hưởng một khoản BHXH. Một điều chắc là chính người lao động trong doanh nghiệp đã và sẽ tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp vì thế họ luôn mong một điều là doanh nghiệp sẽ quan tâm tới họ và ngược lại những nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp cũng luôn chú ý tới chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp.
    Trong quá trình thực tập tại Công ty Xây dung Thương mại Miền Núi- Xí Nghiệp Xây dựng số 6 em càng thấy rõ vị trí cũng như vai trò của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Từ đó đã khiến em mạnh dạn phân tích đề tài: "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Xây dung Thương mại Miền núi ".
    Đề tài của em gồm 3 phần:
    Phần I: khái quát chung về công ty Xây dựng thương mại Miền núi
    Phần II: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Xây dựng Thương mại Miền Núi.
    Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Xây dựng Thương mại Miền Núi.



    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH

    THEO LƯƠNG 3
    A. Lý luận chung 3
    I. khái niệm, bản chất, vai trò của tiền lương 3
    1. Khái niệm về tiền lương 3
    2. Bản chất của tiền lương 5
    3. Vai trò của tiền lương 5
    II. Chức năng của tiền lương và nguyên tắc trả lương 6
    1. Chức năng của tiền lương 6
    2. Nguyên tắc trả lương 6
    III. Phân loại tiền lương 8
    IV. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp, quỹ tiền lương
    và quỹ BHXH 10
    1. Hình thức trả lương theo thời gian 10
    a, Trả lương theo thời gian giản đơn 11
    b, Trả lương theo thời gian có thưởng 12
    2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 12
    a, Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân 12
    b, Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể 13
    c, Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp 14
    d, Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng 15
    e, Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến 16
    3. Chế độ lương khoán theo công việc 17
    4. Tiền thưởng và các hình thức tiền thưởng 18
    a, Tiền thưởng 18
    b, Các hình thức thưởng 18
    5. Chế độ phụ cấp 20
    6. Quỹ tiền lương 20
    7. Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ 21
    V. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương của
    doanh nghiệp 22
    1. Quy định của chính phủ về tiền lương trong doanh nghiệp
    nhà nước 22
    2. Khả năng tài chính của doanh nghiệp 22
    3. Độ phức tạp của lao động 23
    4. Điều kiện lao động 23
    5. Kết quả lao động 23
    6. Các nhân tố không liên quan trực tiếp đến hao phí lao động 24
    B. CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH 24
    1. Trích trước tiền lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất 25
    2. Hạch toán tổng hợp tiền lương và BHXH 26
    a, Hạch toán tổng hợp tiền lương 26
    b, Hạch toán tổng hợp BHXH 32
    c, Hạch toán các khoản thu nhập khác 36
    PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH NHẬT QUANG 39
    A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY 39
    I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Nhật Quang 39
    II. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tại
    Công ty CKGP 41
    1. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh 41
    2. Chức năng của các phòng ban 42
    III. Đặc điểm công tác tổ chức kế toán tại Công ty 44
    1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 44
    2. Hệ thống sổ sách chứng từ tại Công ty 46
    3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 48
    4. Tình hình lao động của Công ty 49
    B. NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH TRONG
    CÔNG TY 50
    I. Nguồn hình thành quỹ lương 50
    II. Các hình thức trả lương và một số khoản trích theo lương
    tại Công ty 51
    1. Hình thức trả lương theo thời gian 51
    2. Hình thức trả lương khoán sản phẩm 59
    3. Hạch toán các khoản trích theo lương 68
    PHẦN III. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ
    LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY 72
    1. Nhận xét chung 72
    2. Ưu nhược điểm của Công ty XDTMMN 72
    3. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán
    tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhật Quang 74
    KẾT LUẬN 76
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...