Chuyên Đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương lại Công ty xi măng Sài Sơn

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I

    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG


    I. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC THANH VỚI CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN.

    1. KHÁI NIỆM VỀ TIỀN LƯƠNG.

    Nền sản xuất xã hội được cấu thành từ ba yếu tố cơ bản đó là lao động, đối tượng lao động, tư liêu lao động trong đó lao động là yếu tố quan trọng nhất bởi nó mang tính chủ động và quyết định, Người lao động bỏ sức lao động của mình để kết hợp với tư liệu lao động lênn đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Khi đó họ sẽ nhận được ở gnười củ của mình một khoản thù lao để tái sản xuất sức lao động. Khoản thù lao này chính là tiền lương.

    Tuy nhiên dướu mỗi chế độ chính trị xã hội thì có những quan điểm khác nhau về tiền lương.

    Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, sở hữu toàn dân do vậy quy luật cung cầu thị trường không còn tồn tại, tiền lương được hiểu như một phần thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được nhà nước phân phối có kế hoạch cho người lao động phù hợp với số lượng và chất lượng của mỗi người như vây tiền lương không còn giá trị cảu sức lao động.

    Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động đã trở thành hàng hoá, người có sức lao động có thể tự do thuê bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động: Nhà nước, chủ doanh nghiệp .) thông qua các hợp đồng lao động. Sau quá trình làm việc chủ doanh nghiệp trả cho họ một khoản tiền lương thường xuyên liên quan chặt chẽ với kết quả lao động của người đó. Do đó tiền lương thường xuyên biến động xoay quanh giá trị sức lao động, là giá cả của yếu tố sức lao động mà người sử dụng lao động trả cho người cung ứng lao động tuân theo quy luật cung cầu của thị trường và pháp luật của nhà nước.

    Ở Việt Nam, trong suốt giai đoạn dài cơ chế bao cấp, tiền lương không được coi là giá trị của sức lao động. Từ khi chúgn ta đổi mới sang cơ chế kinh tế thị trường nhiều thành phần, sức lao động mới được coi là hàng hoá và tiền lương được hiểu được hiểu theo đúng với bản chất của nó.

    2. VAI TRÒ CỦA TIÊN LƯƠNG.

    Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản (lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động) trong đó yếu tố lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người, sử dụng các tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động biến các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích cho nhu cầu của con người. Để đảm bảo quá trình tái sản xuất trước hết phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bù đắp dưới dạng thù lao lao động. Tiên lương (Tiền công) chính là phần thù lao lao động được thể hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng, chất lượng công việc của họ.

    Về bản chất tiên lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động.

    Mặt khác, tiên lương còn là đòn bẩy kinh tế đê khuyến khích tinh thần hăng hái lao động kích thích người lao động quan tâm đến kết quả lao động của họ. Nói cách khác tiên lương chính là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động.

    Tiên lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Người lao động dùng tiên lương để trang chải và tích luỹ sẽ tạo điều kiện cho người lao động trong doanh nghiệp yên tâm phấn khởi làm việc, thực hiện dân giầu nước mạnh. Ngược lại, sẽ làm cho mức sống của họ giảm sút kinh tế gặp khó khăn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...