Luận Văn Kế toán thuế giá trị gia tăng trong việc vận dụng ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu




    Cũng như các nước khác trên thế giới, ở nước ta thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, nằm trong hệ thống tài chính - tiền tệ, thường đóng vai trò đầu tàu, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nên phải "đi trước một bước"trong cải cách, thích ứng. Cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, từ năm 1990 đến 1996, chúng ta đã tiến hành khá thành công bước I cải cách thuế và hiện nay đã và đang triển khai cải cách thuế bước II.
    Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 10 - 05 - 1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 - 1 - 1999 thay cho luật thuế doanh thu. Đây là sự kiện lớn trong đời sống kinh tế của nước ta,có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh tế -tài chính ở tầm vĩ mô lẫn tầm vi mô của nền kinh tế.Kế toán thuế GTGT liên quan đến tất cả các thành phần kkế toán, từ hạch toán vốn bằng tiền, vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, công nợ phải thu phải trả, chi phí, doanh thu và thu nhập hoạt động khác, đến chứng từ hoá đơn, nội dung phương pháp lập báo cáo tài chính, tổ chức cung ứng vật tư, hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và đặc biệt là phục vụ việc lập cac bảng kê và tờ khai thúê GTGT hàng tháng ở các cơ sở sản xuất kinh doanh.
    Hiểu và triển khai thật tốt các công việc liên quan đến thực hiện thuế GTGT là là trách nhiệm và cũng là lợi ích củabản thân doanh nghiệp và của cán bộ kế toán.Thuế GTGT đầu ra là nghĩa vụ của doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước, thuế GTGT đầu vào là quyền lợi được trừ hoặc được hoàn lại của doanh nghiệp. Vì thế kế toán thuế GTGT thực sự là công cụ quan trọng để thực hiện luật thuế mới. Là một thành viên của lớp "Kế toán trưởng", em cũng muốn được dựa trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn để tìm hiểu và nâng cao kiến thức bản thân về “Kế toán thuế giá trị gia tăng trong việc vận dụng ở nước ta hiện nay".
    Ngoài lời nói đầu và kết luận, nội dung bản bài viết gồm 2 chương:


    Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán thuế GTGT.
    Chương II: Thực trạng về công tác tính và hạch toán thuế GTGT và một vài đề xuất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...