Luận Văn Kế toán thu mua thực tế nhập xuất &dự trữ vật liệu chi phí vật liểu trong sử dụng tại ty giống cây t

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Kế toán thu mua thực tế nhập xuất &dự trữ vật liệu chi phí vật liểu trong sử dụng tại ty giống cây tròng Hải Phòng


    LỜI NÓI ĐẦU

    Sau 15 năm, chuyển đổi từ cơ chế nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, Ngành Nông nghiệp nước ta cũng như nhiều ngành khác phát triển nhanh chóng, từ chỗ lương thực không đủ ăn, nay không những đủ cung cấp cho nhu cầu mà còn là một nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu lương thực. Cơ chế thị trường giúp cho nền nông nghiệp nước ta tiếp thu mạnh mẽ các thành tựu về khoa học công nghệ giúp các nhà quản lý mở mang phát triển tư duy kinh tế, làm cho sản xuất ngày càng phát triển và có hiệu quả.
    Trong sản xuất nông nghiệp để đảm bảo năng suất ngày càng cao, chất lượng sản phẩm ngày càng tốt đủ sức cạnh tranh với cơ chế thị trường, việc chọn tạo, phục tráng, sản xuất ra nhưng cây, con giống có năng suất cao, chất lượng tốt, tính thích ứng và thích nghị rộng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Trong cơ chế thị trường bên cạnh việc đầu tư, phát triển công nghệ, các đơn vị, cá nhân sản xuất kinh doanh còn phải đặc biệt quan tâm đến lợi nhuận, vì đó là yếu tố thiết thực đến sự sống còn, tồn tại và phát triển của mình. Để làm được điều đó việc hạch toán chi tiết có hiệu quả tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ là vấn đề thiết yếu. Trong đó chi phí sản xuất là một nội dung quan trọng trong hạch toán kế toán. Nó đòi hỏi phải được hạch toán chính xác, đúng, kịp thời vì chí phí sản xuất phản ánh tổng hợp nhiều mặt của quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, nó đưa ra được những số liệu quan trọng. Dựa vào đó doanh nghiệp biết được đã chi bao nhiêu ? Sản xuất được gì ? và hiệu quả của chí phi đó ra sao ? Đó chính là cơ sở để phân tích rút ra được những nguyên nhân thành công hay thất bại, lựa chọn phướng hướng, biện pháp sản xuất kinh doanh trong thời gian tới tốt hơn, thu nhập nhiều hơn.
    Chi phí sản xuất trong nông nghiệp cũng như các ngành sản xuất khác bao gồm:
    - Chí phí nguyên vật liệu: Giống, cây con, thuốc trừ sâu, phân bón .
    - Chi phí nhân công: Tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương, các khoản bồi dưỡng và phụ cấp.
    - Chi phí sản xuất chung.
    Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đề cập đến một trong ba nội dung của chi phí sản xuất với tiêu đề “ Kế toán thu mua thực tế, nhập xuất và dữ trữ vật liệ, chi phí vật liệu trong sử dụng “Tại Công ty giống cây trồng Hải Dương ( Xí nghiệp giống lúa Lai Cách ).
    Nội dung của bài viết bao gồm: 5 phần
    Phần I: Đặc điểm phân loại yêu cầu quản lý và sự cần thiết phải tổ chức hợp lý quá trình thanh toán vật liệu.
    Phần II: Tổ chức quá trình hạch toán vật liệu.
    Phần III: Một số suy nghĩ về hạch toán vật liệu hiện nay trong các doanh nghiệp.
    Phần IV: Thực trạng về tổ chức hạch toán kế toán vật liệu tại xí nghiệp giống lúa Lai Cách - công ty giống cây trồng Hải Dương.
    Phần V: Một số ý kiến đóng góp về tổ chức hạch toán kế toán vật liệu tại xí nghiệp giống lúa Lai Cách.
    Mục đích của đề tài là vận dụng lý luận về hạch toán vật liệu, công cụ đã được trang bị ở trường vào việc nghiên cứu thực tế tại xí nghiệp từ đó phân tích những điểm còn tồn tại nhằm góp một phần nhỏ bé cho việc hoàn thiện công tác kế toán của Xí nghiệp.
    Phương pháp sử dụng:
    - Phương pháp lý thuyết kết hợp với thực tiễn.
    - Phương pháp kế toán chung.
    - Phương pháp kế toán vật liệu.
    - Phương pháp tài khoản.
    - Phương pháp tổng hợp.

    Chuyên đề được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của:
    - Thầy giáo Phan Văn Niệm.
    - Ông: Phan Văn Bộc Giám đốc Công ty giống cây trồng Hải Dương.
    - Bà: Đào Thị Tâm Kế toán trưởng Công ty giống cây trồng Hải Dương
    Cùng anh Phạm Văn Côi và các phòng chức năng của Công ty giống cây trồng Hải Dương.
    - Viện Đại học mở Hà Nội cùng các giáo sư, tiến sĩ, giảng viên của trường.
    Do nhận thức còn hạn chế nội dung chuyên đề rộng cho nên bài viết này chỉ mang tính khái quát và không sao tránh khỏi khiếm khuyết, vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Viện Đại học Mở Hà Nội cùng các anh chị thuộc các chức năng của Công ty giống cây trồng Hải Dương giúp cho chuyên đề được hoàn thiện hơn.
    Tôi xin chân thành cảm ơn.
    Hải Dương, tháng 6 năm 2001

    Phần I
    Lý luận chung về kế toán thu mua, nhập xuất và dự trữ vật liệu, chi phí vật liệu trong sử dụng.
    1. Khái niệm và đặc điểm của vật liệu:
    Vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, đó là:
    - Thiết bị nhà xưởng: Tư liệu sản xuất
    - Nhân công lao động: Sức lao đông
    - Vật liệu: Đối tượng lao đông
    Vật liệu có đặc điểm chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dưới tác động của lao động vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu.
    2. Phân loại vật liệu
    Do vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp có rất nhiều loại, nhiều thứ khác nhau nên để thuận tiện cho quản lý và hạch toán, cần thiết phải phân loại vật liệu. Căn cứ vào những đặc trưng chung giống nhau người ta phân loại vật liệu thường theo những cách sau:
    Cách 1: Phân loại theo vai trò, tác dụng của vật liệu. Đây là cách được sử dụng phổ biến. Theo cách này vật liệu được chia làm các loại sau:
    - Nguyên liệu, vật liệu chính: Giống, phân bón ( Đối với doanh nghiệp nông nghiệp). Xi măng, cát sỏi, sắt thép ( Đối với doanh nghiệp xây dựng ).
    - Vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ phụ trợ trong sản xuất: Thuộc trừ sâu, thuốc sử lý mầm. ( Đối với doanh ngiệp nông nghiệp ).
    - Nhiên liệu: Than, củi, xăng dầu.
    - Phụ tùng thay thế, sử chữa: Dùng cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.
    - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Vật liệu và thiết bị dùng cho xây dựng cơ bản.
    - Phế liệu: Là vật liệu thu hồi được sau quá trình sản xuất hay xây dựng cơ bản.
    - Vật liệu khác: Gồm các loại vật liệu ngoài các loại trên như: Bao bì, vật đóng gói, vật tư đặc chủng.
    Cách 2: Phân loại theo mối quan hệ và môi trường sinh thái bao gồm:
    - Loại bình thường: Loại ít gây tác hại
    - Loại nguy hiểm: Loại gây hại nhiều cho môi trường sinh thái như: Thuốc trừ sâu .
    Cách 3: Phân loại theo đặc trưng của vật chất bao gồm:
    - Vật liệu lỏng: Rượu, cồn, xăng dầu
    - Vật liệu rắn: Xí măng, sắt, thép .
    - Vật liệu khí: Khí ôxy, Cacbonic .
    Cách 4: Phân loại theo nguồn gốc bao gồm:
    - Vật liệu sản xuất trong nước
    - Vật liệu mua từ nước ngoài
    hoặc
    - Vật liệu tự sản xuất
    - Vật liệu mua ngoài
    Cách 5: Phân loại theo phương thức tính thuế
    - Loại vật liệu tính theo phương pháp khấu trừ thuế:
    Theo phương pháp này: Giá vật liệu = giá thực tế vật liệu nhập
    - Loại vật liệu tính theo phương pháp trực tiếp
    Theo phương pháp này: Giá vật liệu = giá thực tế vật liệu nhập + Thuế giá trị gia tăng.
    3. Phương pháp tính giá vật liệu:
    Thực chất là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành và phát sinh có liên quan đến tình loại vật liệu
    Trong kinh tế thị trường nhờ sử dụng phương pháp này mà kế toán theo dõi, phản ánh, kiểm tra được các đối tượng hạch toán kế toán bằng tiền. Đồng thời nhờ có tính giá kế toán tính toán và xác định được chi phí có liên quan đến việc thu mua, sản xuất, chế tạovà tiêu thụ từng loại vật tư , sản phẩm, hàng hoá từ đó so sánh với kết quả thu được để đánh giá hiệu quả sản xuất và kinh doanh.
    Hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng nguyên tắc giá phí theo quy định của Bộ Tài chính để đanhs giá vật liệu. Nguyên tắc đó là:
    Giá trị ghi sổ của vật liệu= Giá thực tế thu mua, hay giá thành thục tế sản xuất ( Giá gốc ).
    Tuỳ từng phát sinh trong quá trình thu mua, sản xuất cụ thể từng trường hợp được tính giá như sau:
    a/ Vật liệu mua ngoài:
    - Trường hợp áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế:
    Giá vật liệu = giá mua trên hoá đơn ( không có thuê giá trị gia tăng ) + Chi phí thu mua thực tế + Thuế suất nhập khẩu ( Nếu có ) – Giảm giá hàng mua nếu có – Triết khấu được hưởng ( Nếu có ).
    - Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ hay vẫn còn áp dụng phương pháp trực tiếp hoặc Doanh nghiệp sản xuất, chế biến, thu mua nông lâm thuỷ sản . Không có hoá đơn VAT ( Theo quy định của Bộ Tài chính ). Giá vật liệu được tính cũng như trên chỉ riêng giá trị trên hoá đơn là giá có cả thuế giá trị gia tăng.
    - Trường hợp giá bán ghi trên hoá đơn của người bán không ghi thuế VAT thì :
    Giá bán thuần = Giá ghi trên hoá đơn ( có cả VAT ) / 1 + Thuế suất
    b/ Vật liệu tự sản xuất:
    Giá vật liệu = giá thành sản xuất thực tế
    c/ Vật liệu thuê ngoài, gia công, chế biến
    Giá vật liệu thực tế = Giá trị vật liệu chế biến + Chi phí liên quan ( ( Thuê gia công, chế biến, chi phí vận chuyển và bốc dỡ ).
    d/ Vật liệu được tặng thưởng, viện trợ
    Giá thực tế vật liệu = Giá thực tế thị trường tương đương ( Do hội đồng giao nhận xác định )
    e/ Vật liệu nhận đóng góp liên doanh
    Giá thực tế vật liệu = giá thoả thuận do các bên xác định
    f/ Phế liệu:
    Giá thực tế vật liệu = Giá ước tính có thể sử dụng được hay thu hồi tối thiểu.

     
Đang tải...