Luận Văn Kế toán thành phẩm và TTTP với cơ sở thực tiễn tại công ty vật liệu xây dựng Bưu Điện Hà Nội

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán thành phẩm và TTTP với cơ sở thực tiễn tại Cty vật liệu xây dựng Bưu Điện Hà Nội



    LỜI MỞ ĐẦU

    Vấn đề "thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm" là một trong những vấn đề quan trọng quyết định đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Qua kiến thức mà em tiếp thu được ở khoá học kế toán trưởng và với sự hướng dẫn của các thầy cô trong khoa kế toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em lựa chọn chuyên đề "Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm với cơ sở thực tiễn tại Công ty vật liệu xây dựng Bưu điện Hà Nội". Với bài thu hoạch chuyên đề cuối khoá này, em hy vọng sẽ có bài học kinh nghiệm bổ ích cho công tác kế toán sau này.
    Chuyên đề được chia thành 3 phần:
    Phần I: Khái quát những vấn đề lý luận chung về kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
    Phần II: Cơ sở thực tiễn về kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tạiCt vật liệu xây dựng Bưu điện Hà Nội
    Phần III: Một số ý kiến nhằm bổ sung công tác kế toán và tiêu thụ thành phẩm ở Công ty vật liệu xây dựng Bưu điện Hà Nội.

    Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa kế toán và các khoa ngoài của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tham gia giảng dạy lớp kế toán trưởng - Khoá 6 để em có bài thu hoạch này. Trong bài viết này, em rất mong có sự góp ý, đánh giá của các thầy cô.
    PHẦN I
    NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ
    TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

    I- Thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán
    1- Khái niệm thành phẩm và vai trò của thành phẩm
    a- Khái niệm về thành phẩm
    Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quy trình công nghệ sản xuất do doanh nghiệp thực hiện hoặc thuê ngoài gia công chế biến, đã được kiểm tra kỹ thuật đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, được nhập kho chuẩn bị bán hoặc bán ngay cho khách hàng.
    b- Vai trò của thành phẩm
    - Xét trong phạm vi một doanh nghiệp : Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ cho phép đánh giá quy mô, năng lực sản xuất, trình độ tổ chức bộ máy sản xuất của doanh nghiệp đó như thế nào. Một doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động với quy mô lớn thì phải xem khối lượng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp chế biến tỷ trọng lớn trong toàn vộ sản phẩm của nền kinh tế quốc dân, khẳng định được vị trí của nó trong nền kinh tế.
    - Xét trong phạm vi toàn nền kinh tế quốc dân: Khi phân công lao động xã hội ngày càng phát triển thì mối quan hệ giữa các ngành sản xuất các đơn vị ngày càng chặt chẽ, thành phẩm của ngành là nguyên liệu của ngành khác. Bởi vậy, việc hoàn thành khối lượng sản phẩm vượt mức về mặt kế hoạch, thời gian, chất lượng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị có liên quan, từ đó có thể đảm bảo đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
    Nói đến thành phẩm không chỉ là khối lượng mà còn phải quan tâm đến chất lượng của thành phẩm. Chất lượng của thành phẩm thể hiện trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp , quyết định đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Chất lượng sản phẩm tốt, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng sẽ tạo ra sức sống lâu bền cho sản phẩm, tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận từ việc tiêu thụ sản phẩm.
    2- Tiêu thụ thành phẩm và vai trò của việc tiêu thụ thành phẩm
    a- Khái niệm
    Tiêu thụ thành phẩm là việc chuyển giao quyền sở hữu bằng hàng hoá để nhận lại quyền sở hữu bằng tiền
    Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn cuối cùng của chu trình tuần hoàn vốn trong doanh nghiệp sản xuất. Thông qua tiêu thụ, thành phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trịvà kết thúc một vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp . Thành phẩm thực sự được coi là tiêu thụ khi nó thực sự được chuyển giao quyền sở hữu, tức là doanh nghiệp nhận được tiền hàng hoặc người mua chấp nhận trả tiền.
    b- Vai trò của việc tiêu thụ thành phẩm
    - Việc tiêu thụ thành phẩm có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn cả với các đơn vị kinh tế khác và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sản xuất hàng hoá chỉ thể hiện đầy đủ giá trị và giá trị sử dụng của nó khi nó được trao đổi trên thị trường và được thị trường chấp nhận. Thực hiện tiêu thụ thành phẩm thì các doanh nghiệp mới hoàn thành quy trình kinh tế của sản xuất, mới đảm bảo cho quá trình sản xuất được thường xuyên, liên tục.
    Chỉ khi thành phẩm được tiêu thụ, doanh nghiệp mới xác địng được doanh thu bán hành và có khả năng bù đắp được, chi phí trong sản xuất và những chi phí ngoài sản xuất khác. Tăng nhanh quá trình tiêu thụ thành phẩm là tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, tiết kiếm vốn, đảm bảo qhu hồi vốn nhanh chóng để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
    - Doanh thu tiêu thụ thành phẩm phản ánh quy mô của quá trình sản xuất của doanh nghiệp , thể hiện trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác thanh toán. Mặt khác, doanh thu tiêu thụ là điều kiện tạo thu nhập cho doanh nghiệp , nâng cao đời sống của nhân viên, đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
    Tóm lại, thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp . Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Do vậy quản lý tốt thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm là yêu cầu được đặt ra đối với bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp , nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
    3- Yêu cầu quản lý thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm
    - Doanh nghiệp luôn quan tâm đến thành phẩm của mình trên cả hai mặt: Hiện vật và giá trị
    Hiện vật được thể hiện cụ thể bởi số lượng (khối lượng và chất lượng (phẩm cấp) của sản phẩm
    Giá trị thành phẩm chính là giá thành phẩm sản xuất của thành phẩm nhập kho hay giá vốn của thành phẩm đem bán. Nghiệp vụ tiêu thụ lại liên quan đến từng khách hàng, phương thức bán hàng, phương thức thanh toán của từng loại thành phẩm nhất định. Do đó công tác quản lý cần đảm bảo các yêu cầu:
    + Quản lý sự vận động của từng loại thành phẩm trong quá trình Nhập - Xuất - Tồn kho theo các chỉ tiêu số lượng, giá trị, chất lượng.
    + Theo dõi, nắm bắt chặt chẽ từng phương thức bán hàng, thể thức thanh toán đối với từng loại thành phẩm tiêu thụ cũng như từng loại khách hàng, nhằm đôn đốc thu hồi nhanh, đầy đủ tiền vốn.
    + Tính toán, xác định đúng đắn kết quả từng loại hoạt động, để có đủ cơ sở cho việc phân phối lợi nhuận cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
     
Đang tải...