Luận Văn Kế toán thành phẩm và bán hành tại xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩu I

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán thành phẩm và bán hành tại xí nghiệp vật tư chế biến hàng XK I






    CHƯƠNG I
    cơ sở lý luận về kế toán thành phẩm và bán hàng ở các doanh nghiệp sản xuất


    1: sự cần thiết khách Quan và ý nghĩa của kế toán thành phẩm và bán hàng trong các doanh nghiệp sản xuất.

    Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp, bán hành là khâu cuối cùng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp . Mọi hoạt động khác đều nhằm mục đích là bán được hàng và thu dược lợi nhuận vì bán hàng là hoạt động nghiệp vụ cơ bản nhất, nó chi phối và quyết định các nghiệp vụ khác . Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải được diễn ra mmột cách nhịp nhàng , liên tục giữa các quá trìh sản xuất kinh doanh tiếp theo.
    Đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường muốn tồn tại và phát triển thì phải xác định được vị trí hoạt động của bán hàng trong toàn bộ hoạt động của mình trên cơ sở đã vạch ra hướng đi đúng đắn , có cơ sở khoa học đảm bảo sự thành công của đơn vị mình. Hiện nay, yêu cầu của thị trường đang trở thành vấn đề quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong việc duy trì, ổn định và không ngừng hoàn thiện quá trình sản xuất.
    Trong hệ thống quản lý kế toán là công cụ quan trọng , kế toán được sử dụng một cách khách quan và giám định một cách toàn diện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị . Kế toán thành phẩm và bán hàng là một phần chủ yếu của kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. Mặt khác hiệu quả của khâu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không tách rời nhau mà gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Vì vậy công tác kế toán thành phẩm và bán hàng nhằm phản ánh trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là một tất yếu khách quan.

    1.1:Thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm
    Thành phẩm là những sản phẩm được chế biến xong ở bước công nghệ cuối cùng của quy trình chế tạo sản phẩm đó được kiểm tra và xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.Được nhập thành phẩm hoặc giao trực tiếp cho khách hàng.
    Bất kỳ loại thành phẩm nào cũng biễu hiện trên hai măt số lượng .và chất lượng
    Mặt số lượng biễu hiện quy mô thành phẩm và đơn vị tạo ra nó và được xác định bằng các đơn vị đo lường:cái, chiếc,kg, m,lít, chai .
    Mặt chất lượng của thành phẩm phản ánh giá trị sử dụng của thành phẩm và được xác định bằng tỷ lệ phần trăm tốt xấu hoặc phẩm cấp ( loạiI, loại II, .) của sản phẩm .
    Gía trị chính là giá thành của thành phẩm sản xuất nhập kho hoặc giá vốn của thành phẩm đem đi tiêu thụ. Nghiệp vụ bán hàng lại liên quan đến từng khách hàng khác nhau, từng phương thức bán hàng ,từng thể thức thanh toán và từng loại thành phẩm hàng hoá nhất định. Bởi vậy quản lý cần phải giám sát yêu cầu cơ bản sau:
    - Quản lý sự vận động của từng loại thành phẩm, hàng hoá trong quá trình nhập, xuất, tồn kho trên các chỉ tiêu chất lượng, số lượng và giá cả.
    Để quản lý về số lượng và giá trị thánh phẩm đòi hỏi thường xuêyn phản ánh giám sát tình hình nhập, xuất, tồn kho dự trữ thành phẩm, kịp thời phát triển trường hợp hàng hoá tồn đọng lâu trong kho không được tiêu thụ và tìm biện pháp giải quyết tránh ứ đọng vốn. Bên cạnh việc quản lý thành phẩm việc quản lý chặt chẽ về mặt chất lượng thành phẩm là một yếu tố không thể thiếu được.Trong cơ chế thị trường, thành phẩm sản xuất ra phải đản bảo về chất lượng, hình dáng, mẫu mã .phải luôn được hoàn thiện và đổi mới thì mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Do vậy mỗi doanh nghiệp phải thường xuyên nhanh chóng nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng xã hội để kịp thời thay đổi, cải tiến hàng hoá, bộ phận kiểm tra chất lượng phải làm tốt công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, có chế độ bảo quản thích hợp đối với từng loại sản phẩm khác nhau, phát hiên kịp thời những sản phẩm kém chất lượng loại ra khỏi quá trình sản xuất. Viêc quản lý tốt giá trị của thành phẩm có tác dụng làm cơ sở để xác định giá bán thành phẩm.
    1.2:Bán hàng và ý nghĩa của bán hàng
    Bán hàng chính là quá trình thực hiện trao đổi thông qua các qua hệ mua bán để thực hiện giá trị sản phẩm hàng hoá. Trong đó doanh nghiệp chuyển giao sản phẩm, hàng hoá, dịnh vụ cho khách hàng còn khách hàng phải trả cho doanh nghiệp khoản tiền tương ứng với giá bán sản phẩm hàmg hóa, dịnh vụ theo giá quy định hoặc thoả thuận, số tiền doanh nghiệp thu được gọi là doamh thu bán hàng.
    Trong nền kinh tế thị trường, bán hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quôc dân.
    ã Đối với doanh nghiệp : thông qua bán hàng vốn của doanh nghiệp mới được chuyển hoá từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị từ đó giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn tiếp tục quá trình sản xuất với quy mô lớn hơn và hiệu quả cao hơn.
    1. Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân:Thông qua hàng hoá góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội giữ vững quan hệ tiền hàng làm cho nền kinh tế quốc dân phát triển.
    yêu cầu quản lý qúa trình bán hàng.
    Quản lý quá trình bán hàng là quản lý về kế hoạch và mức hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cả về số lương, chất lượng, chủng loại mặt hàng, chi phí bán hàng, giá bán, tổng doanh thu bán hàng, phương thức thanh toán. Do vậy yêu cầu của quản lý kế toán bán hàng là phải nắm bắt theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng thể thức thanh toán, từng khách hàng, đôn đốc thanh toán thu hồi đầy đủ kịp thời tiền vốn, tính toán xác định đúng kết quả tiêu thụ từng loại sản phẩm, hàng hoá, lao vụ .
    1.3: Nhiệm vụ của kế toán đối với thành phẩm và bán hàng
    Kế toán thành phẩm và bán hàng có nhiệm vụ tổ chưc theo dõi phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ, và giám đốc chặt chẽ về tình hình hiện có và sự biến động (nhập-xuất) của từng loại thành phẩm trên cả hai mặt hiện vật và giá trị.
    Theo dõi, phản ánh và giám đốc chặt chẽ quá trình bán hàng, tính toán chính xác giá vốn của hàng bán. Ghi chép kịp thời đầy đủ các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp , doanh thu để tính ra kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
    -Tính toán chính xác thu nhập bán hàng từ đó xác định kết quả.
    - Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan .
    2.Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và bán hàng ở các doanh nghiệp và sản xuất.
    2.1 Vai trò của kế toán thành phẩm và bán hàng.
    Từ những số liệu của kế toán thành phẩm và bán hàng cung cấp chủ doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch về sản xuất giá thành, tiêu thụ và lợi nhuận. Dựa vào đó chủ doanh nghiệp có thể tìm ra các biện pháp tối ưu đảm bảo duy trì sự cân đối thường xuyên giữa các yếu tố đầu vào – sản xuất- đầu ra tao điều kiện để sản xuất phát triển, từng bước hạn chế sự thất thoát thành phẩm, phát hiện và sử lý thành phẩm chậm luân chuyển có biện pháp xử lý thích hợp thúc đẩy quá trình tuần hoàn vốn.
    Từ những số liệu của các báo cáo tài chính do kế toán thành phẩm và bán hàng lập nhà nước có thể nắm bắt được tình hình tài chính , kết quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp từ đó thực hiện chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế. Đồng thời cũng qua những số liệu đó nhà nước có thể kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật tài chính nói chung và thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, nghĩa vụ tài chính đối với các bên có quan hệ kinh tế nói riêng. Bởi vì trong nền kinh tế mở, các doanh nghiệp ngoài những mối quan hê với nhà nước còn có thể liên danh, liên kết với đơn vị bạn, công ty nước ngoài .khi đó kế toán không chỉ là phương tiện kiểm tra giám sát của những người chủ sở hữu doanh nghiệp , những người có quan hệ kinh tế và lợi ích ở doanh nghiệp như các nhà đầu tư , cho vay bạn hàng .số liệu kế toán thành phẩm và bán hàng nói nên khả năng tiêu thụ các mặt hàng của doanh nghiệp để từ đó ra quyết định đầu tư , cho vay hoặc có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp .

     
Đang tải...