Luận Văn Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng ở công ty Da giầy Hà nội

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng ở công ty Da giầy Hà nội
    Lời nói đầu

    Chúng ta bước sang thế kỷ 21- thế kỷ của sự phát triển tột bậc khoa học, công nghệ. Mọi thành tựu khoa học được ứng dụng vào mọi lĩnh vực kinh tế. Sự cạnh tranh để tồn tại, và độc quyền, đây là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm, phát minh về máy móc và cách thức quản lý.
    Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài. Đứng trước những hiện trạng này, việc sản xuất ra thành phẩm đã khó nhưng việc tiêu thụ thành phẩm còn khó khăn hơn nhiều. Có thể nói rằng tiêu thụ được hay không tiêu thụ được sản phẩm quyết định đến sự tồn tại hay không tồn tại, sự phát triển hay phá sản của doanh nghiệp .
    Nhìn nhận được tầm quan trọng của vấn đề tiêu thụ, công ty Da giầy Hà nội đã luôn quan tâm đến công tác tiêu thụ nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất. Để thực hiện tốt kế hoạch đề ra, đã có sự đóng góp không nhỏ của công tác kế toán nói chung và của bộ phận kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm nói riêng của công ty.
    Xuất phát từ mặt lý luận và thực tiễn đặt ra cho công tác kế toán thành phẩm và xác định kết quả bán hàng, sau khi đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu tình hình thực tế công tác này ở công ty, tôi đã chọn đề tài:
    "Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng ở công ty Da giầy Hà nội"
    Với mong muốn tìm hiểu thực tế và đề xuất ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán ở công ty.
    Phạm vi đề tài là tiêu thụ sản phẩm giầy da, giầy vải trong và ngoài nước.
    Phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, đi từ lý luận đến thực tiễn, từ tổng thể đến bộ phận.







    PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG
    Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
    I. Thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm, doanh thu bán hàng và yêu cầu quản lý
    1. Thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm.
    Thành phẩm là sản phẩm được gia công, chế biến xong ở các bước công nghệ cuối cùng của quá trình sản xuất, đã được kiểm tra kỹ thuật, xác định phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng nhất định của doanh nghiệp .
    Để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đặc biệt đến sản phẩm của mình. Do đó, mỗi doanh nghiệp có chế độ quản lý, theo dõi sự vận động của từng loại thành phẩm trong quá trình nhập, xuất, tồn kho trên các chỉ tiêu: số lượng, chất lượng và giá trị.
    Quản lý về mặt số lượng và giá trị: cần phải thường xuyên phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình nhập - xuất - tồn kho, phát hiện kịp thời các trường hợp hàng tồn đọng lâu trong kho để tìm biện pháp giải quyết, tránh tình trạng ứ đọng vốn. Doanh nghiệp cần áp dụng tốt các chế độ tài chính - kế toán của nhà nước trong việc tính toán và xác định giá trị thành phẩm.
    Quản lý về mặt chất lượng: doanh nghiệp có chế độ quản lý riêng đối với mỗi loại thành phẩm và phân công trách nhiệm đến từng phòng ban. Công ty có bộ phận kiểm tra chất lượng thành phẩm nhằm phát hiện kịp thời những thành phẩm bị lỗi, kém chất lượng để loại bỏ hoặc sửa chữa lại, không nhập kho và đưa ra tiêu thụ. Thành phẩm nhập kho xong phải bảo quản tốt.
    2. Tiêu thụ và yêu cầu quản lý tiêu thụ.
    Tiêu thụ hàng hoá (bán hàng) là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của hàng hoá tức là chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị. Thời điểm tiêu thụ xác định khi doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng và nhận được tiền hoặc quyền thu tiền từ khách hàng.
    Nếu quá trình tiêu thụ tốt giúp vòng quay vốn nhanh tạo điều kiện mở rộng sản xuất, trang trải chi phí phục vụ cho sản xuất đặc biệt là chi phí nhân công.
    Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều phương thức tiêu thụ khác nhau để bán được hàng nhanh làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Có nhiều phương thức tiêu thụ chủ yếu như: tiêu thụ trực tiếp, bán hàng đại lý và ký gửi, bán hàng trả góp, xuất khẩu.
    Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của công tác tiêu thụ, mỗi doanh nghiệp cần quản lý tốt khâu tiêu thụ về kế hoạch và mức độ hoàn thành kế hoạch về số lượng chất lượng, chủng loại và chi phí bán hàng. Vì khâu tiêu thụ liên quan đến nhiều vấn đề như sự biến động của thành phẩm, các phương thức tiêu thụ và hình thức thanh toán nên doanh nghiệp cần phải:
    - Quản lý chặt chẽ về mặt số lượng, chất lượng của từng loại mặt hàng cũng như chi phí thực tế phát sinh cho từng loại mặt hàng.
    - Tính chính xác, hợp lý giá thực tế của từng loại thành phẩm để xác định giá bán sao cho phù hợp.
    - Theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng và hình thức thanh toán.
    - Theo dõi các khoản phải thu đối với từng khách hàng, thu tiền hàng đúng hạn, nhắc nhở khách hàng thanh toán tiền hàng, tránh những khoản nợ khó đòi.
    - Xác định đúng doanh thu bán hàng làm căn cứ để xác định kết quả bán hàng một cách chính xác.
    - Có chính sách bán hàng hợp lý, đồng thời có kế hoạch thăm dò và phát triển thị trường.
    3. Doanh thu bán hàng và yêu cầu quản lý doanh thu bán hàng.
    Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
    Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm thu được tiền hàng hoặc thời điểm khách hàng nhận nợ (chấp nhận thanh toán).
    Doanh thu là nguồn chủ yếu để trang trải mọi chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất. Do đó, công tác quản lý doanh thu bán hàng cần chú trọng:
    - Toàn bộ doanh thu phải được ghi trên chứng từ hợp lệ và phản ánh đầy đủ vào sổ sách kế toán theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.
    - Phải phản ánh rõ các khoản thu thuế cho từng hoạt động.
    - Tôn trọng nguyên tắc doanh thu phù hợp với chi phí phát sinh.
    - Theo dõi chặt chẽ trường hợp làm giảm doanh thu như: giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
    - Mọi khoản doanh thu đều phải được ghi chép vào sổ sách.
    II. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm, doanh thu và xác định kết quả bán hàng ở các doanh nghiệp sản xuất.
    1. Kế toán thành phẩm.
    1.1. Đánh giá thành phẩm.
    Đánh giá thành phẩm là xác định giá trị thành phẩm bằng tiền theo những nguyên tắc nhất định.
    Đánh giá thành phẩm là cơ sở để tổ chức quản lý và hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh lãi, lỗ.
    Theo nguyên tắc, việc áp dụng phương pháp đánh giá thành phẩm phải áp dụng trong một thời gian nhất định và theo đúng giá thực tế. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại thành phẩm, việc nhập thành phẩm diễn ra thường xuyên, để giảm bớt công việc ghi chép, tránh nhầm lẫn thì kế toán có thể sử dụng giá hạch toán.
    1.1.1. Đánh giá thành phẩm theo giá thực tế.
    * Giá thực tế thành phẩm nhập kho bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất thực tế liên quan trực tiếp đến qúa trình sản xuất ra thành phẩm.
    - Thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất nhập kho được đánh giá theo giá thành sản xuất thực tế bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung.
     
Đang tải...